Người theo dõi

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

Công việc mới

Tháng 11 năm nay nhằm ngày 24 tháng 9 ta, anh giáo làng Chiềng giã từ nghề đổng lý đi nhận nhiệm vụ ở một huyện phía đông của tỉnh biên thuỳ. Công việc ban đầu cũng gặp được hanh thông thuận lợi ít nhiều. Chẳng dám kỳ vọng gì ghê gớm chỉ mong chân cứng đá mềm, vượt qua chông gai thử thách. Ngày rời nhiệm sở ông cử non cùng phòng xóm đầu cầu năm xưa lẩy đôi câu Kiều tiễn y ra ngoài biên tái:
Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Tuần tới dân biểu huyện này sẽ xác quyết nhiệm vụ của y, anh giáo làng Chiềng






Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

Tháng Tám có chiếu vua ra

Nhớ câu ca dao xưa:
 "Tháng Tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
..."
Klq (Netizen gọi là không liên quan) nhưng hôm nay giáo Làng Chiềng chẳng có Chiếu của Vua ra nhưng có trát của quan tỉnh sức về thu hồi cái thẻ bài của y đã dùng hai năm có lẻ
Nó đây bà con
Thôi từ nay thoát kiếp bưng bê kê dọn rồi.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Chuồng trâu làng Chiềng

Làng Chiềng ai lớn lên cũng phải trải qua thời trẻ trâu, đứa lớn thì ít hơn vì 1,2 năm là đứa kế tiếp còn con út như y thì chăn trâu thâm niên đến tận lúc rời quê ra thành phố vẫn chưa thoát hẳn mỗi khi hè về. Lúc đó chân y dài quết đất vẫn cưỡi con trâu mộng bụng báng có khi từ cửa chuồng suốt buổi và trâu lại đưa về cửa chuồng mới xuống lúc chiều tà, người khét lẹt mùi nắng và mùi da trâu ám vào người tắm gột cũng không sạch hết. Con trâu là đầu cơ nghiệp, làng làm nông nên hầu như nhà nào cũng có trâu và chuồng trâu. Chuồng trâu không chỉ là nơi nhốt trâu mà còn là nơi chứa rơm, là nơi ngủ trưa của trẻ trâu trên đống rơm. gác trên áp mái. Chuồng trâu chủ yếu làm bằng gỗ lợp rơm hoặc cỏ tranh. Có hai giam một gian nhốt trâu và gian kia là bẫu phân bón ruộng và xa nhà ở chứ k phải nhốt dưới gầm nhà sàn dù rằng khi đó 90% nhà ở làng Chiềng là nhà sàn. Có chuồng trâu như nhà ông Tép cột bằng cây mai các toang chạy bằng cây hóp lại ỏ giữa đỉnh làng nới buổi trưa chúng hay chơi bi, chơi sảng và chuồng trâu là nơi trú nắng và chạy trên các toang đuổi bắt hò ro lý tưởng có khi cả người lớn cũng tham gia.
Trâu thiến người làng Chiềng gọi là trâu mộng, trâu cái có con gọi là trâu tháu, trâu nghé con thì gọi trâu nhe, chăn trâu thì gọi là đi trâu, trâu đực trưởng thành cổ to thì gọi là lên lăm hay dậy lăm.

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Chào tháng Mười

Tháng Mười hình như đi vào thơ ca nhiều hơn:
"Bao giờ cho đến tháng Mười
Bát cơm đầy ắp con cá chuồi nằm ngang"
Nghe đã thấy no đủ
Thàng Mười là giữa thu, thời tiết khi hậu chiều lòng người mát mẻ mà không rét, mặc sao cũng được, tháng Mười là mùa gặt hái, thu về thành quả và để bắt đầu cho một chu trình mới đầy hứa hẹn. Tháng Mười cũng ít thiên tai khắc nghiệt, là tháng vào mùa thành đôi lứa, sinh sôi nảy nở
Tháng Mười này y cũng sang ngang bỏ nghề thư lại, chửa đi mà ông bạn đã lẩy Kiều:
"Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san...


Đi là để trở về
Đi là để mở ra một hành trình mới, chính là sự phát triển như Tháng Mười và no đủ ấm yên như tháng Mười vậy
Đi thôi...

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Lan man tháng 9

Tháng chín, trời vào Thu se lạnh, còn là mùa khai trường, có đứa xỏ lá gọi mùa khai trường còn gọi là mùa Thu theo nghĩa đen, nghĩ mà chua chát cho cái sự giáo dục be bét nước nhà.

Dù thế cha con y vẫn vui vẻ khai trường


Học viện Tài chính


Dự khai giảng tại Trường Mầm non Trấn Yên, Bắc Sơn


Về quê làng Chiềng mừng Tết Độc lập 2/9
Một mẹ sinh được 4 giai, có giai nay mái đầu đã điểm bạc


Đại gia đình bên mẹ, tất nhiên là chưa đầy đủ vì có người ở xa không về, có người còn làm bếp chuẩn bị liên hoan Tết Độc lập




Ngày ấy cả xã đều gọi Cha y là ông giáo Vỵ và như vậy mẹ y cũng được kính trọng gọi là bà giáo Vỵ dù rằng bà không phải giáo viên. Thầy giáo Vỵ hồi đó giản dị, mô phạm và trong sạch đến tuyệt đối. Nhiều thế hệ học trò và có cả những người chỉ học trường đó mà cha y không trực tiếp giảng dạy cũng đều gọi là thầy, rồi đến con họ sau này không học với thầy cũng vẫn gọi thầy, những người hơn y 20, 30 tuổi cũng chỉ xưng anh với y chỉ vì y là con thầy giáo Vỵ.
Lúc y học cấp 3, giáo dục vẫn còn trong trẻo như vậy, khi tốt nghiệp đại học sư phạm Việt Bắc y không theo nghề và giáo dục nó như bây giờ các bạn thấy.
Tưởng nhớ Người đã khuất (TS Đặng Vũ Khắc, con trai GS Đặng Vũ Khúc, anh trai của bà giáo Vỵ làng Chiềng)



Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Nghề giáo gia truyền

Nghề giáo là nghề gia truyền của Y không dễ gì từ bỏ. Dẫu đã rẽ bước sang ngang nhưng hằng tháng y vẫn được mời

Ảnh này do học viên chụp lúc nào đó và gửi qua Zalo cho y




Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

Nào mình cùng lên xe buýt



Thỉnh thoảng có việc về quê, đi xe buýt thấy thoải mái, nhanh và mát rượi, giá lại rẻ bất ngờ có 15 ngàn cho 30km (tất nhiên là đã có trợ giá của Chính phủ).
Đi xe buýt mới thấy cuộc sống muôn màu khác với đi xe cá nhân.
Từ giờ có việc là lại đi xe buýt thôi


Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

"Nét vàng son" và 25 năm Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Lạng Sơn

Ngày mai 24/6/2018 là Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Lạng Sơn đã kỷ niệm 25 năm thành lập
Triển lãm Nét vàng son và 25 năm thật ý nghĩa
Giáo làng Chiềng vinh dự cắt băng khai mạc triển lãm và tưng bừng sinh nhật Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn 25 tuổi

Lễ cắt băng khai mạc (Y đứng thứ hai bên trái ảnh)


Những người khai sơn, phá thạch



Bon chen


Thank Museum!





Ôn nghèo, kể khổ


Cảnh cũ, người xưa...và nay


Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

31 năm rồi

Vậy là năm thứ 31 cha của y đã tiên du giá hạc
Ngày ấy y đang chuẩn bị thi thi tốt nghiệp cấp 3, năm nay giai đầu của y cũng đang chuẩn bị thi
Chưa năm nào y vắng mặt ở nhà vào ngày này. Năm đó rơi vào 21/5 còn năm nay là 07/6 tây lịch

Cả nhà quây quần







Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Ký sự nam Trung Hoa qua ảnh

Và hình như y lại là người làng Chiềng đầu tiên đặt chân tới Kunming và các địa danh như Thạch Lâm, Đại Doanh Cai, thôn giàu nhất Vân Nam, Trung Quốc ở huyện Ngọc Khê, thành phố Côn Minh, gần với Xishuangbana nổi tiếng trong bộ phim truyền hình Trung Quốc. Lần này anh giáo làng Chiềng còn đi cả Quế Lâm thăm Trường Đại học sư phạm Quảng Tây, thăm Trường Dục Tài của Việt Nam thời chiến tranh. Thăm Bát Quế điền viên ở Nanning.
Dưới đây là ký sự qua ảnh

Tiến về cửa khẩu Hữu Nghị


Cơ sở nghiên cứu nông nghiệp 


Nhớ nghề cũ


ĐHSP Quảng Tây, Quế Lâm



Trường Dục tài, Guiilin, Guangxi


Thạch Lâm, Yunnan



Đi thăm tỉnh Yunnan, tiinhr có diện tích lớn hơn Việt Nam và số dân ngót 49 triệu, là ti hr dân tộc kinh tế kém phát triển của Trung quốc nhưng Hạ tầng giao thông khá tốt, có 8 sân bay và có đường cao tốc nối với Lào Cai của Việt Nam. Ngọc Khê là 1 TP của Vân Nam gần thủ phủ Kunming nhất và cũng gần với Lào Cai. Đây là quê hương của tác giả Quốc ca của Trung Quốc. Nông nghiệp rất phát triển, có thôn Đại doanh Cai mà TBT đảng ta Nguyễn Phú Trọng cũng đã đến thăm. Thôn có nhiều doanh nghiệp, moi trường sạch sẽ có 9 cơ sở đảng, phúc lợi tốt, người 99 tuổi thì tháng được 10 vạn tệ đến 95 tuổi được 8 vạn tệ, dân làng có chế độ hưu. Ngọc Khê cũng gần với Xíhuangbana nghĩa là 12 mẫu ruộng, có Bộ phim Nghiệp chướng mà thế hệ 7x trở xuống đều biết. Đi hàng trăm cây số làng mạc toàn nhà cao tầng và nông nghiệp trồng trọt đều trong nhà kính (thực tế là nhựa và nilon) Yunnan là tỉnh khí hậu mát mẻ, cay cối, hoa nở 4 mùa. Cô Dương Duyệt nhân viên của ngoại vụ Yunnan còn trẻ đưa đi

Nhà ăn của thôn






Đi thăm huyện Trình Giang thuộc TP Ngọc Khê, nơi có hồ Phủ Tiên và đặc sản bột sen. Diện tích hơn 700km2 dân số trên 240.000 người. Có xe của huyện đưa đi. Có 2 hồ Phủ Tiên và hồ Tinh Vân liền nhau nhưng cá 2 bên không bơi sang nhau, có loài cá khi bắt đều được cả đôi gọi là cá vợ chồng nhưng nay nhà nước cấm không cho bắt vì chính sách bảo hộ thiên nhiên. Hồ Phù Tiên nước khá xanh và sạch, chỗ sâu nhất 98m, trên bờ nhiều hoa oải hương và hoa mỹ nhân trông giống hoa lá rong riềng



Hoa Oải hương bên hồ Phủ Tiên




Hoa Mỹ nhân






Nanning Airport





Xiaoyao Tower (Tiêu diêu lầu) bên bờ sông Ly, Quế Lâm



Ẩm thực đường phố Nam Ninh 




Ăn thùng uống chậu 
(Yunnan) 

Dương Duyệt



Núi con Lạc đà



Thử đi thi hương



Vào chùa