Vậy là một năm mới lại đến với nhiều cơ hội, thách thức cùng những điều thú vị, bất ngờ chưa biết ở phía trước, tạo hóa mà!
Năm Giáp Ngọ chúc tất cả các bạn bè blog xa gần đã ghé thăm y thời gian qua vạn sự như ý!
"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Người theo dõi
Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014
Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014
Năm Ngọ, nói chuyện ngựa
Vậy mà đã cận cái tết con ngựa rồi, chưa nên cơm cháo gì
Vừa mới ngày nào mới tròn 2 con giáp khi còn ở ký túc xá sinh viên cũng năm Canh ngựa có thằng lấy than viết lên tường câu đối mà y đã có lần kể Ở ĐÂY
"Năm Ngọ tiễn ngựa chuồn cả phòng nam cùng tán gái
Tân Mùi đưa dê đến chúng ta càng dê thêm"
Ngựa cũng rất gần gũi và tình nghĩa với người, chả thế mà có thiên chuyện nổi tiếng của một nhà văn nổi tiếng "Người ngựa, ngựa người". Không chỉ "một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" mà khi chủ của chúng ốm chúng cũng nhịn ăn, rớt nước mắt. Có nhiều loại ngựa, ngựa thồ thường ở miền núi, ngựa xe ở khắp nơi, ngựa đua, ngựa chiến.
Hay giở thì có ngựa hay, ngựa chứng có tài nhưng lắm tật.
Ai thẳng tính bộc trực, nói ngay những điều có thể nghịch nhĩ thì là người "thẳng ruột ngựa". Kẻ nào hay khích bác dương đông kích tây gây mất đoàn kết dân gian gọi là "Buộc đuôi ngựa đá nhau chơi", ai hay đi như y chẳng hạn, dù không cầm tinh con ngựa thì cũng gọi là "đi như ngựa vía", nữ mà không thanh lịch, ăn nói băm bổ, người thẳng đuỗn, ba vòng chắc nịch như một thì ví như ngựa cái. Chẳng biết sao các đấng nam nhi đột ngoẻo trong lúc sung sướng khi "lâm trận" lại gọi là "ngã ngựa" hay tiếng Hán là "thượng mã phong". Mấy ông sếp nhớn dính chàm hạ cánh trong màu áo Ju - ven - tút thì cũng dùng từ bị "ngã ngựa".
Không phải chủ thì đừng có xới rớ sau đuooi ngựa nhé, coi chừng nó đá hậu cho thì tung cả răng đấy, "hàm chó, vó ngựa" mà
Hồi thịt bò có giá những năm bao cấp, coi chừng mua phở bò mà lại xơi thịt ngựa, nhưng nay thì thịt ngựa lại lên ngôi là đặc sản rồi đó. Thời buổi kinh tế suy thoái, lạm phát tăng nhanh chả rõ mấy ông nhà báo hay nhà kinh tế, chính trị khỉ mẹ gì hay dùng từ lạm phát với tốc độ "phi mã", gọi riết thành quen. Giống mèo mả gà đồng hay phường đạo chích nghịch tặc tìm đến nhau thì gọi là "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Mấy anh nhà quê ra tỉnh có chút chữ thánh hiền được làm quan, váy áo xênh xang sớm chiều đưa rước thì được coi là "lên xe, xuống ngựa" thì lấy làm vinh hạnh lắm. Vào cửa quan phải xuống ngựa dắt vào gọi là "hạ mã". Mạnh Tử nói :Nhân thiên địa chi gian, nhược bạch câu chi quá khích, hốt nhiên chi dĩ (nghĩa là người ta sống trong khoảng trời đất cũng như ngựa trắng qua cửa sổ trong chốc lát) còn gọi là bóng câu hay bóng ngựa hồng bay qua cửa sổ.
Cao ngựa bạch mắt thau nguyên chất (khó tìm lắm) thì rất tốt cho người già và phụ nữ đặc biệt là thai phụ. Phổi ngựa rang cháy pha nước uống thì hen suyễn mất tiêu.
Y có ông bạn già U60 chuyên nấu cao ngựa bạch nên thi thoảng cũng được biếu một lạng nguyên chất, quả là tốt và hiếm nhưng anh ta đã treo nồi thề không bao giờ nấu nữa bởi năm ngoái mới đây có lần nấu bằng bếp ga, nồi áp suất chẳng biết bù khú với những lòng ngựa, tiết ngựa thế nào mà nồi cao đã sắp thành phẩm bỗng dưng nổ vang trời to hơn bom, thổi bay những gì xung quanh trong bán kính 10 mét, may là nửa đêm không có thương vong. Chắc hồn ông Bạch Mã về oán đây!
Điển tích, điển cố thì có chuyện "Tái ông thất mã" (Tái ông mất ngựa - mất ngựa chưa chắc là điều rủi....) rồi thì "Tứ mã nan truy", rồi là "mã hồi", thay ngựa giữa dòng...
Còn chuyện gì liên quan đến ngựa nhân năm ngựa không? Mọi người kể tiếp đi nhé!
Còn y dù đi như ngựa vía nhưng năm nọ ra Vinpearl Land, Nha Trang làm "cao bồi già" cũng chỉ dám cưỡi con ngựa chạy bằng điện này thôi, có lẽ vì thế nên y cứ lẹt lẹt đi sau thiên hạ tít xa trên con đường quan lộ!
Vừa mới ngày nào mới tròn 2 con giáp khi còn ở ký túc xá sinh viên cũng năm Canh ngựa có thằng lấy than viết lên tường câu đối mà y đã có lần kể Ở ĐÂY
"Năm Ngọ tiễn ngựa chuồn cả phòng nam cùng tán gái
Tân Mùi đưa dê đến chúng ta càng dê thêm"
Ngựa cũng rất gần gũi và tình nghĩa với người, chả thế mà có thiên chuyện nổi tiếng của một nhà văn nổi tiếng "Người ngựa, ngựa người". Không chỉ "một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" mà khi chủ của chúng ốm chúng cũng nhịn ăn, rớt nước mắt. Có nhiều loại ngựa, ngựa thồ thường ở miền núi, ngựa xe ở khắp nơi, ngựa đua, ngựa chiến.
Hay giở thì có ngựa hay, ngựa chứng có tài nhưng lắm tật.
Ai thẳng tính bộc trực, nói ngay những điều có thể nghịch nhĩ thì là người "thẳng ruột ngựa". Kẻ nào hay khích bác dương đông kích tây gây mất đoàn kết dân gian gọi là "Buộc đuôi ngựa đá nhau chơi", ai hay đi như y chẳng hạn, dù không cầm tinh con ngựa thì cũng gọi là "đi như ngựa vía", nữ mà không thanh lịch, ăn nói băm bổ, người thẳng đuỗn, ba vòng chắc nịch như một thì ví như ngựa cái. Chẳng biết sao các đấng nam nhi đột ngoẻo trong lúc sung sướng khi "lâm trận" lại gọi là "ngã ngựa" hay tiếng Hán là "thượng mã phong". Mấy ông sếp nhớn dính chàm hạ cánh trong màu áo Ju - ven - tút thì cũng dùng từ bị "ngã ngựa".
Không phải chủ thì đừng có xới rớ sau đuooi ngựa nhé, coi chừng nó đá hậu cho thì tung cả răng đấy, "hàm chó, vó ngựa" mà
Hồi thịt bò có giá những năm bao cấp, coi chừng mua phở bò mà lại xơi thịt ngựa, nhưng nay thì thịt ngựa lại lên ngôi là đặc sản rồi đó. Thời buổi kinh tế suy thoái, lạm phát tăng nhanh chả rõ mấy ông nhà báo hay nhà kinh tế, chính trị khỉ mẹ gì hay dùng từ lạm phát với tốc độ "phi mã", gọi riết thành quen. Giống mèo mả gà đồng hay phường đạo chích nghịch tặc tìm đến nhau thì gọi là "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Mấy anh nhà quê ra tỉnh có chút chữ thánh hiền được làm quan, váy áo xênh xang sớm chiều đưa rước thì được coi là "lên xe, xuống ngựa" thì lấy làm vinh hạnh lắm. Vào cửa quan phải xuống ngựa dắt vào gọi là "hạ mã". Mạnh Tử nói :Nhân thiên địa chi gian, nhược bạch câu chi quá khích, hốt nhiên chi dĩ (nghĩa là người ta sống trong khoảng trời đất cũng như ngựa trắng qua cửa sổ trong chốc lát) còn gọi là bóng câu hay bóng ngựa hồng bay qua cửa sổ.
Cao ngựa bạch mắt thau nguyên chất (khó tìm lắm) thì rất tốt cho người già và phụ nữ đặc biệt là thai phụ. Phổi ngựa rang cháy pha nước uống thì hen suyễn mất tiêu.
Y có ông bạn già U60 chuyên nấu cao ngựa bạch nên thi thoảng cũng được biếu một lạng nguyên chất, quả là tốt và hiếm nhưng anh ta đã treo nồi thề không bao giờ nấu nữa bởi năm ngoái mới đây có lần nấu bằng bếp ga, nồi áp suất chẳng biết bù khú với những lòng ngựa, tiết ngựa thế nào mà nồi cao đã sắp thành phẩm bỗng dưng nổ vang trời to hơn bom, thổi bay những gì xung quanh trong bán kính 10 mét, may là nửa đêm không có thương vong. Chắc hồn ông Bạch Mã về oán đây!
Điển tích, điển cố thì có chuyện "Tái ông thất mã" (Tái ông mất ngựa - mất ngựa chưa chắc là điều rủi....) rồi thì "Tứ mã nan truy", rồi là "mã hồi", thay ngựa giữa dòng...
Còn chuyện gì liên quan đến ngựa nhân năm ngựa không? Mọi người kể tiếp đi nhé!
Còn y dù đi như ngựa vía nhưng năm nọ ra Vinpearl Land, Nha Trang làm "cao bồi già" cũng chỉ dám cưỡi con ngựa chạy bằng điện này thôi, có lẽ vì thế nên y cứ lẹt lẹt đi sau thiên hạ tít xa trên con đường quan lộ!
Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014
"Chuyện cũ làng Chiềng"
Làng Chiềng là cả một kho chuyện kể với con không bao giờ hết và chán
Thích nhất là chuyện đi lấy củi. Làng Chiềng chưa bao giờ gọi là đi hái củi mà chỉ gọi là đi lấy củi hay đi hang. Núi đá gọi là hang mặc dù có khi chả có hang nào cả, gọi mãi thành quen. Bởi lấy củi làng Chiềng là đẵn những cây gỗ to người ôm không xuể chứ không lấy củi cành củi nhỏ nên không gọi hái củi như trong chuyện cổ tích.
Làng nằm ở thung lũng cạnh đường quốc lộ 1B phân chia bên núi đất, bên núi đá, làng Chiềng gần núi đá hơn hay còn gọi bên hang
Thuở y còn bé núi đá còn nhiều cây gỗ quý như nghiến, đinh, lý nhưng chỉ để hạ xuống làm củi. Ngoài ra còn nhiều cây hoang dã lấy quả như Da hó, Ngoạng, Giá...ăn rất ngon. Nhiều loại quả rừng nhưng chỉ bằng cách lấy rìu hoặc cưa ngang đón hạ, hoặc là đốt cho cây đổ xuống mà lấy và cháy rừng cũng là chuyện thường mà không ai chịu trách nhiệm gì cả. Muông thú cũng không hiếm chỉ có hổ là nghe các cụ kể lại chỉ trước những năm 1950 là còn, khi bé, thỉnh thoảng đang ngủ trưa lại thấy tiếng hò hét hú, inh ỏi:
Hươu đấy! hươu đấy!...ra đằng ao mà đón....Tiếng hò reo, tiếng bước chân thình thịch và thế nào tối cũng được bữa thịt hươu mê tơi
Ngày nông nhàn cả làng thường rủ nhau đi hang lấy củi, mà làng Chiềng lấy củi chỉ đun chứ không bán (vì có bán cũng chẳng có ma nào mua) Từ sáng đã dậy sớm thổi cơm nắm cơm rồi lên hang, vai rìu, vai tay nải gió đưa với cơm nắm cá mắm nhưng thợ sơn tràng nghiệp dư đi phá rừng xanh, y cũng nhiều lần tham gia số đó.
Càng về sau càng phải lên cao và đi sâu mấy vàn hang mới có cây to. Những cây nghiến thẳng tắp bằng cái thúng tuổi đới hàng trăm thậm chí vài trăm năm bị bọn người làng Chiềng kế rìu vài chặt hặc cưa ngang chỉ vài tiếng là đổ xuống rồi cắt khúc, chỗ nào khó thì đốt hoặc bỏ, có khi một cây chỉ lấy được dăm bảy đoạn mỗi đoạn chừng 80cm đến 1m vì dài quá không lao xuống núi được. Thi thoảng cũng có tai nạn đó là kẹp chân tay, rìu chém vào chân, ngã hang ...là chuyện thường. Thỉnh thoảng lại có cảnh cõng nhau xuống bằng rồi cho vào vong phủ chiếu hoặc chăn chiên khiêng lên viện gần chỗ cấp III mới. Ăn của rừng rưng rưng nước mắt! Cơ mà thi thoảng cũng đặt cạm được những con chồn, con hoẵng hay củ bình vôi (còn gọi là củ dái ông lão vì nó rất giống), cái măng hây bột báng, dây mây, dược liệu đem về ăn hay bán cho dược phẩm cũng rất tốt tiền.
Củi đốn xuống rồi thì cưa khúc và lao xuống bằng, cái quan trọng là nhớ củi của mình để không nhận vơ và biết đường đi của củi để khỏi mất. Trước khi lao củi thì hú to ba hồi để có ai ở bên dưới biết mà tránh và có khúc củi lăn xa hàng trăm mét kéo theo đá lăn nguy hiểm như chơi. Ai ở dưới thì phải hú to đáp lại để người trên biết mà tránh. Thi thoảng đi tìm củi lạc cũng có thể vớ được vài ba khúc của người lao trước, dĩ nhiên đó là của mình!
Cuối ngày thì củi đã đưa về gọn gàng ở chân núi đường Bãi Gianh, Bãi Chuối, Khe Hương, Thùng Tý. Qua những đôi vai tiều phu lầm lũi, từng đống củi to bằng cả gian nhà xếp ngay ngắn sân nhà chờ vụ thuốc lá, vụ rét cắt da sắp tới và những nồi bánh chưng dịp Tết.
Rặng núi đá làng Chiềng
Thích nhất là chuyện đi lấy củi. Làng Chiềng chưa bao giờ gọi là đi hái củi mà chỉ gọi là đi lấy củi hay đi hang. Núi đá gọi là hang mặc dù có khi chả có hang nào cả, gọi mãi thành quen. Bởi lấy củi làng Chiềng là đẵn những cây gỗ to người ôm không xuể chứ không lấy củi cành củi nhỏ nên không gọi hái củi như trong chuyện cổ tích.
Làng nằm ở thung lũng cạnh đường quốc lộ 1B phân chia bên núi đất, bên núi đá, làng Chiềng gần núi đá hơn hay còn gọi bên hang
Thuở y còn bé núi đá còn nhiều cây gỗ quý như nghiến, đinh, lý nhưng chỉ để hạ xuống làm củi. Ngoài ra còn nhiều cây hoang dã lấy quả như Da hó, Ngoạng, Giá...ăn rất ngon. Nhiều loại quả rừng nhưng chỉ bằng cách lấy rìu hoặc cưa ngang đón hạ, hoặc là đốt cho cây đổ xuống mà lấy và cháy rừng cũng là chuyện thường mà không ai chịu trách nhiệm gì cả. Muông thú cũng không hiếm chỉ có hổ là nghe các cụ kể lại chỉ trước những năm 1950 là còn, khi bé, thỉnh thoảng đang ngủ trưa lại thấy tiếng hò hét hú, inh ỏi:
Hươu đấy! hươu đấy!...ra đằng ao mà đón....Tiếng hò reo, tiếng bước chân thình thịch và thế nào tối cũng được bữa thịt hươu mê tơi
Ngày nông nhàn cả làng thường rủ nhau đi hang lấy củi, mà làng Chiềng lấy củi chỉ đun chứ không bán (vì có bán cũng chẳng có ma nào mua) Từ sáng đã dậy sớm thổi cơm nắm cơm rồi lên hang, vai rìu, vai tay nải gió đưa với cơm nắm cá mắm nhưng thợ sơn tràng nghiệp dư đi phá rừng xanh, y cũng nhiều lần tham gia số đó.
Càng về sau càng phải lên cao và đi sâu mấy vàn hang mới có cây to. Những cây nghiến thẳng tắp bằng cái thúng tuổi đới hàng trăm thậm chí vài trăm năm bị bọn người làng Chiềng kế rìu vài chặt hặc cưa ngang chỉ vài tiếng là đổ xuống rồi cắt khúc, chỗ nào khó thì đốt hoặc bỏ, có khi một cây chỉ lấy được dăm bảy đoạn mỗi đoạn chừng 80cm đến 1m vì dài quá không lao xuống núi được. Thi thoảng cũng có tai nạn đó là kẹp chân tay, rìu chém vào chân, ngã hang ...là chuyện thường. Thỉnh thoảng lại có cảnh cõng nhau xuống bằng rồi cho vào vong phủ chiếu hoặc chăn chiên khiêng lên viện gần chỗ cấp III mới. Ăn của rừng rưng rưng nước mắt! Cơ mà thi thoảng cũng đặt cạm được những con chồn, con hoẵng hay củ bình vôi (còn gọi là củ dái ông lão vì nó rất giống), cái măng hây bột báng, dây mây, dược liệu đem về ăn hay bán cho dược phẩm cũng rất tốt tiền.
Củi đốn xuống rồi thì cưa khúc và lao xuống bằng, cái quan trọng là nhớ củi của mình để không nhận vơ và biết đường đi của củi để khỏi mất. Trước khi lao củi thì hú to ba hồi để có ai ở bên dưới biết mà tránh và có khúc củi lăn xa hàng trăm mét kéo theo đá lăn nguy hiểm như chơi. Ai ở dưới thì phải hú to đáp lại để người trên biết mà tránh. Thi thoảng đi tìm củi lạc cũng có thể vớ được vài ba khúc của người lao trước, dĩ nhiên đó là của mình!
Cuối ngày thì củi đã đưa về gọn gàng ở chân núi đường Bãi Gianh, Bãi Chuối, Khe Hương, Thùng Tý. Qua những đôi vai tiều phu lầm lũi, từng đống củi to bằng cả gian nhà xếp ngay ngắn sân nhà chờ vụ thuốc lá, vụ rét cắt da sắp tới và những nồi bánh chưng dịp Tết.
Rặng núi đá làng Chiềng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)