Lên làng Chiềng cái gì cũng lạ, lạ nước, lạ cái, lạ phong tục đến lời ăn tiếng nói, rừng thiêng nước độc, vất vả khôn xiết. May thay có tình yêu của cha tôi khiến Mẹ vững lòng> Mọi chuyện cũng không đẹp như một cuốn phim màu mà cuộc sống bình thường nơi rừng xanh núi đỏ đã khó lại càng khó khăn với Mẹ. Đó là cả một thời kỳ khó khăn gian khổ, y còn nhớ trong nhà trống hoác chẳng có cái gì đáng giá ngoại trừ cái xe đạp Thống Nhất cà tàng và cái đài PHILIP xài đến 6 cái pin nên thi thoảng mới có pin để thay. Sau này bác Khúc cho cái máy khâu SINGER nên việc khâu và cũng đỡ vất vả cho mẹ. Nhà có 5, 6 cái đèn dầu cho mấy anh em học bài, còn gọi là đèn Hoa Kỳ le lói, thỉnh thoảng lại vứt bóng vào bếp để nó cháy hết muội, khỏi phải lau, dù vậy hay khêu bấc, lấy giấy trắng làm chụp đèn cũng chẳng sáng được mấy. May hơn bây giờ là sách rẻ và nhiều tuy giấy hơi đen. Hiệu sách nhân dân Đình Cả đã bao lần y trốn lên xem và cũng có lúc có tiền mua vài cuốn bây giờ vẫn còn giữ như Không Gia đình, Hiệp đầu 0-1, Xóm đê ngày ấy, Quê nội, Lũ trẻ Ngã Ba Bùng, Có một mùa hè...Năm lớp 8 y vẫn còn đi chân đất đi học và đi chơi tết vì nhà nghèo quá! Hơn ba mẫu ruộng, có lúc mình mẹ cấy hái, cày bừa phân gio..hổi đó làm thủ công 100% chứ chẳng co máy móc gì. Hạt thóc mặn mòi một nắng hai sương! Cũng may mẹ chẳng dám đau ốm gì, mà có đau ốm thì cũng tự khỏi hoặc có cây lá quanh nhà chứ làm gì có thuốc men. Đau bụng thì nung viên gạch cho nóng rồi chườm, đau đầu thì ngải cứu....mà hồi đó đâu có ăn chín uống sôi, nước thì ra vại uống hoặc nước giêngs, đi trâu khát thì lấy là khoai múc ruộng lên mà uống, ăn thì sống đủ thể loại từ khoai, ngô, lạc, sắn...mà cấm có đau bụng gì. Nhiều loại rau lạ mà giờ kiếm không ra như rau bao, rau rớn, lá thồm lồm, lá méo...Ghẻ lở đã có lá và vỏ cây xà cừ, chấy rận có cây ruốc chấy ngoài đồng, bọn trẻ cứ ăn cứ kham khổ mà lớn, chứ như bây giờ thì chắc Mẹ không chịu nổi. Cuộc sống chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho giời chứ phần hưởng thụ thì như chẳng có gì về cả nghĩa đen, nghĩa bóng, về cả vật chất lẫn tinh thần...đã thế chiến tranh liên miên..
Các con chưa trưởng thành hết thì cha tôi đã ra đi vì bạo bệnh, khi ấy chỉ có anh Cả lấy vợi và sinh một cháu đích tôn cho cha tôi.
Từ những năm chuẩn bị nghỉ hưu thì căn bệnh dạ dày đã hành hạ cha tôi và sau hai lần nhập viện thì sức khỏe suy kiệt và Người đã trút hơi thở cuối cùng khi chưa đầy 55 tuổi, với thời điểm hiện nay thì tuổi ấy còn đang là độ tuổi "vàng" sung sức cống hiến và lao động. Cũng chỉ vì nghèo và khoa học kỹ thuật chưa phát triển chứ căn bệnh đó hiện nay thì xử lý quá dễ dàng. Nhưng do gánh nặng giang sơn lẫn mưu sinh cơm áo nên sức khỏe cha tôi yếu nhiều. 33 năm công tác cũng đủ để cha tôi nghỉ hưu theo đúng chế độ nhà nước với tấm huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất được Nhà nước trao tặng. Còn nhớ cha đi viện Thái Nguyên một lần và đi viện Võ Nhai 2 lần, và lần thứ hai bà nội tôi cũng phải ra động viên thì cha mới đi, nằm viện chưa đầy tháng thì trút hơi thở cuối cùng, Khi đó y đang ôn thi tốt nghiệp cấp 3, đó là ngày 21/5/1987. Khi thấy chị gái vừa đi vừa khóc qua cửa lớp thì tôi đoán phần nào điều gì đã xảy ra!
Khi đó mình mẹ tôi chèo lái nuôi các con ăn học, dựng vợ gả chồng cho 4 anh em
Những đồng tiền lẻ ít ỏi đẫm mồ hôi cả nghĩa đen, nghĩa bóng sau mỗi chuyến gạo lên chợ Đình Cả dành cho anh em tôi đứa thì ra tỉnh, đứa ra kinh thành đèn sách. Có những lúc anh trai y ra đến bến xe Hà Nội thì bị móc túi hết sạch, trách bọn bất lương 1 thì tự trách mình 10 vì đã làm mẹ thêm phần vất vả. Có những lúc cả hai ba gánh gạo trên vai mẹ ra chợ mới đủ tiền cho cả hai anh em cùng về một dịp. Việc vay mượn là thường xuyên, thiếu trước hụt sau, cũng vì thế mà anh em y không dám ăn tiêu vung phí những đồng bạc lẻ thấm đẫm mồ hôi.
Có lần bí quá, Mẹ đã phải bán cả chiếc vòng bạc là đồ kỷ niệm cho con đi học! Mẹ khổ có lẽ từ lúc lên Thái Nguyên. Không có lương hưu, mẹ tần tảo đến khi tuổi cao, con cái trưởng thành, cuộc sống khá hơn mới đỡ vất vả, khi ấy lưng Mẹ cũng đã rất còng, dấu ấn của thời gian và nhưng vất vả lam lũ quá nửa đời người.
Hôm qua y đọc báo Thời Nay lại có bài của nhà báo Trần Mai Hạnh viết về nhà thơ Nguyễn Trọng Định mà y đã nói ở entry trước kèm ảnh với câu chuyện tình và bước đường kháng chiến của nhà thơ
Tem vàng 1 phát đã nào (~_~)
Trả lờiXóa(^-^)
XóaThời đó nhà nào cũng cực khổ lắm em, nhưng gia đình em có nỗi đau mất cha quá sớm, mẹ chèo lái nuôi các chị em nên người thì quả là mẹ thật giỏi và chịu thương chịu khó, chúc mẹ luôn khỏe mạnh để còn là điểm tựa cho chị em em vui vầy theo năm tháng chứ hè ?
Trả lờiXóaCảm ơn chị BD, tất nhiên là ai cũng mong thế rồi chị ạ
XóaNhưng do gánh nặng giang sơn lẫn mưu sinh cơm áo nên sức khỏe cha tôi yếu nhiều. 33 năm công tác cũng đủ để cha tôi nghỉ hưu theo đúng chế độ nhà nước với tấm huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất được Nhà nước trao tặng.
Trả lờiXóaThanks bác Chiến Tây Nguyên!
XóaY có một tình cảm đặc biệt với nơi y sinh ra!
Trả lờiXóaLâu lắm mới thấy Thị sang đây
XóaY có người mẹ thật tuyệt
Trả lờiXóaCảm ơn bác, y cũng cảm nhận thấy thế
XóaMình đến quê bạn rồi, Hiên, Đình Cả, Võ Nhai vào khoảng 1984-1985 gì đó. Luc ấy khổ nhưng con người thì tốt lắm (ý mình là dân tốt). Đi với cụ "sếp" (cụ mất năm ngoái, 91 tuổi), cụ có bà chị họ ở Chí Linh lên sinh sống trên đó. Mấy thầy tro tối đến sang nhà cụ già người Tày ngủ. Nhà sàn mát lắm, cụ ấy kể hồi cụ còn trai tráng thỉnh thoảng hổ vẫn về ngồi dưới nhà sàn (bây giờ vẫn còn hổ 2 chân rình rập khắp nơi). Khi ra về, bà chị "sếp" cho mỗi người một cân chè sao suốt làm quà nhưng ai cũng lo là không mang về đến Hà Nội được. Cụ "sếp" bảo mình:"Cậu là đưa thông minh mà không nghĩ ra cách gì ư?".Nghĩ một lúc thì nhớ đến một cậu người "bản xứ" học sau mình một khóa, ở trường hay đá bóng với nhau và cãi nhau. Lúc này dù gì đi nữa vẫn phải tìm đến để "cầu cạnh". Cô Lý (gọi "sếp" mình bằng em nhưng lúc đó mới ngoài 20 tuổi) cho mình biết là anh Nghị lên phó Chủ tịch huyên rồi. May quá, mình xui anh lái xe chở mình lên UB goi là đến thăm bạn. Cả hai thằng tuy không thân nhau nhưng đều vốn là lính Trường Sơn nên nó đón mình cũng tốt, Chuyện trò một hồi nhưng không quên mục đích cuộc viếng thăm. Và nó cho mình một giấy xác nhận mấy kg chè là quà của UBND Võ Nhai biếu. May quá bởi khi về đến Phù Nỗ-Sóc Sơn thì bị quản lý thị trường khám xe, bùa hộ mệnh đã giải cứu thành công. Nhớ một thời sao mà người ta Ngu vậy nhỉ. Rượu ta nấu nó cho rượu lậu/Chè ta trồng nó bảo chè gian. Thời đó Chính quyền ngu thật.
Trả lờiXóaVâng, chính xác bác Thái ạ, hồi đó có thầy giáo Trường ĐH Nông nghiệp 3 đi buôn thuốc lá về Thái Nguyên, đến Đình Cả bị một viên phòng thuế chặn lại thế là thầy rút súng bắn hạ đồng chí thuế, chắc cũng do bức bách quá. Quê ngoại y ở Gia Lâm nên mỗi lần về quê muốn mang tý chè hay măng khô ...của nhà làm ra dù chỉ 1, 2 ký nhưng đều phải xin giấy phép của UBND xã nếu không sẽ bị tịch thu. Một thời mà bây giờ bọn trẻ có tưởng tượng cũng không ra bác ạ. Bác Nghị mà bác nói ấy sau này lên đến PCT tỉnh nhưng đã mất vì mắc bệnh hiểm nghèo.
Xóabài viết bình di mà đi vào lòng người bạn ạ.
Trả lờiXóamọi gian nguy mẹ vẫn vượt qua
giành tất cả cho những người con của mẹ
NN chúc bạn và GĐ vui và hp thật nhiều bên mẹ nhân ngày lễ vulan bạn nhé
Cảm ơn NN, âu cũng là tri ân Mẹ nhân ngày lễ Vu Lan. Chúc bạn đầu tuần vui vẻ nhé
XóaBài viết thật xúc động về Mẹ...
Trả lờiXóaNinh'blog sang thăm, mến chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe, hạnh phúc nhé!
Cảm ơn anh Ninh đã sang thăm và chia sẻ với giáo làng Chiềng
Xóa