Người theo dõi

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Xa quê

Vì tha phương cầu thực nên y cũng phải rời xa làng Chiềng dễ có đến ngót 30 năm. Tuổi ngày mỗi cao, mỗi khi được nghỉ ngơi y lại thấy bâng khuâng, cái bâng khuâng của người xa quê. Lời nguyền "Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm..." vẫn chưa thành hiện thực, vẫn là cái công nông đầu dọc mới thay thế con trâu ngày nào.
Về làng Chiềng vật đổi sao rời, người bỏ làng ra đi không ít, người nhập cư đến cũng nhiều, bọn trẻ ngoài 20 nếu không là họ hàng thì cũng không biết y và y cũng chả biết con cái nhà nào, được cái là về làng dù chưa quen nhưng họ vẫn chào rất niềm nở thân thiện, đôi người lạ cũng biết tên y có lẽ giống anh em nhà y sống trong làng. Bến nước, bờ tre rất quen thuộc với y nhưng giờ đây cũng đổi khác ít nhiều. Cái nhà Hợp tác xã lâu năm đã dột nát, không ai dám vào đó nữa, cảnh hoang sơ tiêu điều như những năm kháng chiến. Ấy mà một thời hoàng kim của Hợp tác xã nông nghiệp Đông Bắc nơi đây là chốn tụ họp, đại hội, chia thóc, chia phân, chia thịt ...tấp nập như không thể thiếu đối với cuộc sống ngày ấy.
Nhưng, dù có đi ngay lên CHỦ NGHĨA XÃ HỘI thì người làng vẫn là những nông dân với những đặc tính cố hữu của mình. Tranh giành, ghen tỵ, rượu chè..vẫn xảy ra mỗi khi có ăn hoặc cả khi thiếu ăn, mà lại làm thơ nữa mới oách chứ. Y nhớ năm đó chừng 1981, 82 gì đó Đại hội xã viên no say xong thì có xích mích (tất yếu) vậy là có ông có chút thơ phú, xuống dòng một cách hợp lý bèn gửi cho báo Bắc Thái và được đăng lấy bút danh là Xã viên, sau đó xôn xao truyền nhau đọc và bàn tán bán tin, bán nghi xem ai là tác giả. Dù rất lâu nhưng y vẫn nhớ bài thơ châm phê bình có tên:
Bất bình
Bất bình Đông Bắc của ta
Đại hội hợp tác ăn ba ngày liền
Rượu thịt chè chén liên miên
No say hách dịch giả điên đánh người
Sưng mày tím mặt chưa thôi
Còm đe rằng có im thời cho qua
Nếu còn thắc mắc kêu ca
Báo lên Tòa án cho ngồi nhà giam
Hỏi xem việc ấy Đ làm
Cơ quan pháp luật sao đành lờ đi.
Y còn nhớ là có xích mích giữa ông Đ (đã mất) và ông Mùi, hai "đương sự" đọc xong chẳng ý kiến gì nhưng lại làm đau đầu Ban Quản trị Hợp tác xã và chi bộ vì còn sợ cấp trên!
Những xã viên hồi đó chắc ít người còn nhớ chi tiết thú vị này

Ngôi nhà bằng tuổi y, gắn bó cả thời thơ ấu của y vừa được thay lại mái ngói và nâng cao thêm 40cm nữa vì thế nên cầu thAng 7 bậc cũng phải kê cao lên dưới chân


Toàn cảnh ngôi nhà sàn với chuối sau, cau trước, gốc mít bờ tre thân quen



Và đây là ngôi nhà trước khi được thay mái và nâng cao lên



Nắng ban mai buông trên đồi chè sau nhà y


Sàn này trước thường là chỗ ngủ cho khoảng 20 chú bộ đội đi hành quân qua làng Chiềng những năm mới giải phóng và chuẩn bị chiến sự Biên giới, y còn nhớ Chú Điện quê Hải Dương biết đạp máy khâu, chú Vần, cô Mý cấp dưỡng, ban tối chắc nhớ nhà khóc thút thít. Các chú ở Tây Nam ra mang cà phê rang lên rồi lấy vải phin lọc, thơm khắp xóm, cái mùi mà y và bọn trẻ con làng Chiềng chẳng được ngửi bao giờ. Những bột canh, lương khô hấp dẫn vô cùng, thỉnh thoảng các chú vẫn chia cho, chao ôi! sao mà ngon đến thế


Bố còn viết dòng chữ "Không hút thuốc lá trong nhà" nhà trên xiên ngang để nhắc nhở các chú bộ đội vì hồi ấy nhà còn lợp tranh chưa lợp ngói nên sơ sểnh có thể cháy nhà như chơi. Trải ba, bốn mươi năm dòng chữ đã mờ, hình ảnh từng đoàn quân rầm rập qua làng và những chiếc xe Gaz, Giải phóng chỉ còn trong ký ức


Chiếc cối đá để xay gạo, đỗ, ngô... đã hoàn thành sứ mạng lịch sử nay lăn lóc gầm sàn


Chiếc bàn gỗ có tuổi thọ trên trăm năm, điều đặc biệt là ngoài 2 tay kéo bằng đồng là kim loại, tuyệt nhiên không sử dụng cái đinh sắt nào


Niềm vui của mẹ



 Công việc thường ngày




43 nhận xét:

  1. Nhà kiểu nhà sàn hả y? Phía dưới có nuôi nhợn không đới?

    Trả lờiXóa
  2. Nhà sàn của nhà y và cảnh quan thật đẹp. Các hiện vật, đồ dùng cũ còn được lưu giữ lại rất quý...
    Bài viết nhẹ nhàng, giản dị nhưng cảm động về tình người, tình quê!...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, bồi hồi nhớ lại "tuổi thơ dữ dội" bác ạ

      Xóa
  3. Mình cũng xa quê mãi từ năm 1977 đến nay chưa về.Chẳng còn dấu tích gì ngoài mảnh vườn ở đã đổi chủ thành đất trồng cây...Nhưng lòng rất nhớ !
    Cuối tuần vui nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về lấy một lần bác ạ, dẫu sao cũng là nơi sinh ra mình....

      Xóa
  4. Xa 30 năm nhưng vẫn về thăm quê đều là được rồi, đừng có bỏ quê đi suốt thế buồn lắm nhé em, vui khỏe nha (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm nào y chả về, nghỉ mấy ngày chị có đi đâu không?

      Xóa
  5. Giờ mà được ở nhà sàn là nhất đấy Y ạ

    Trả lờiXóa
  6. kỉ niệm dạt dào trỗi dạy khi về lại quê hả anh. chiều vui anh nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế nên lúc nào được nghỉ y cũng muốn về làng...

      Xóa
  7. .Ra đó alf Pác làm thơ
    Kể về những chuyện tơ mơ làng Chiềng
    .Cũng may chưa chạm cái xiền
    Hồi đó chính sách có kiềng ai đâu ....................
    .........
    Hehehe.chủ nhật rồi Pác ơi .....chúc vui vui nhé -

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lúc nào rỗi rãi Pác làm một bài thơ về làng Chiềng nhá

      Xóa
  8. Làng Chiềng rất đỗi thân thương
    Thế mà y vẫn tha phương chửa về
    Căn nhà nhìn thấy đã mê
    Nơi bình yên với tình quê thanh bình !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Làng Chiềng tuy rất thân thương
      Bần cùng y phải tha hương chưa về
      Ra đi y đã chót thề
      Chưa thực hiện được giờ về sao đây?

      Xóa
  9. Lâu quá mới sang thăm, chúc anh Giáo làng Chiềng vui khỏe , có một tuần làm việc như ý!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, quý hóa quá Bác từ Tây Nguyên ra thăm. Hội VNDG vừa gửi các Hội viên 2 cuốn sách hay lắm đấy bác Chiến ạ

      Xóa
  10. Một ngôi nhà thật dể thương, chỉ có cái bồn nước bằng inoxydable là lạc lõng thôi. sang chúc bạn ngày mới bình yên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, cái bồn nước như mảnh vải đỏ vá vào cái áo trắng vậy, nhưng nó rẻ hơn xây bể nên đành vậy bác ạ

      Xóa
  11. Nhớ mãi cảnh xưa,lúc nhắm mắt xuôi tay khó siêu thoát lắm anh ời,anh ời...

    Trả lờiXóa
  12. Ngày trước nhà em cũng có cái cối đá, để xanh đậu (làm đậu), sau rồi không dùng đến nữa, cũng không biết đi đâu mất. Năm kia, em tình cờ thấy chiếc cối đá của một nhà để chỏng chơ ngoài hiên, em hí hửng đem ra chụp ảnh. Nhớ lại một thời. Thấy vui...
    Những gì gắn bó với mình, dù có đi xa đến bao nhiêu vẫn nhớ, vẫn mong ngày trở về anh nhỉ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những kỷ niệm của một thời không thể nào quên, còn nhiều lắm mà anh chưa có thời gian viết, nhất là mẹ anh một người Hà Nội gốc, hy sinh tần tảo cả một đời ở Làng Chiềng

      Xóa
  13. Trả lời
    1. Mời em đến với quê anh, lâu lắm rồi mới thấy Lan Hoang đến thăm nhà. Chúc buổi tối vui vẻ

      Xóa
  14. Y à, Thị thích ngôi nhà sàn của Y quá đi. Không hiểu sao Thị vẫn mơ ước nếu có tiền làm lại ngôi nhà đang ở hiện giờ, Thị sẽ làm theo kiểu nhà sàn hiện đại. Thị thích cái cảm giác được đứng ở trên cao nhìn xuống mà không phải là nhà lầu. Mẹ của Y có gương mặt rất phúc hậu, đúng kiểu gương mặt của phụ nữ nông thôn Miền Bắc, thấy đáng kính quá, gợi nhớ gương mặt bà ngoại của Thị. Còn cái cối xay bằng đá, Y giữ lấy đừng cho ai nhé, để cho Thị đi. Sẽ có dịp Thị ra Bắc gặp Y và xin Y cái cối đá ấy nhé. Y nhớ nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngôi nhà là cả một chuỗi kỷ niệm với cả nhà y, mẹ y là người đã ngày đêm cuốc đất, san đồi, xay thóc, giã gạo làm nên, nó đã tồn tại trên 40 năm rồi. Mỗi lần về kỷ niệm tuổi thơ lại bùng cháy với cái tang - xê phải chui vào mỗi khi có máy bay, từng gốc cây, cột nhà. Mẹ y một người Hà Nội chính gốc đã định cư làng Chiềng gần 60 năm rồi...

      Xóa
  15. Có rượu cần không? Cuối tuần nhậu lai rai bạn ơi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có rượu ngang, quốc lủi nút lá chuối thôi pác ạ, sang nhà y ngồi nhà san lai rai nhé

      Xóa
  16. Ai cũng có một miền quê để nhớ
    Bao kỷ niêm buồn vui từ thuở nhỏ
    Cứ nhớ hoài,nhớ mãi không quên.

    Trả lờiXóa
  17. Sang chúc bạn buổi chiều vui vẻ nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn, giáo làng Chiềng đang đi du hý bạn à

      Xóa
  18. Y đang ở đâu mất rồi? Không nhớ Thị à?

    Trả lờiXóa
  19. Làng mình có cái tên cũng hay: làng Trung Cần. Nó có từ thời Lý. Thành hoàng là ngài Lý Nhật Quang. Mình bỏ làng đi lính 45 năm rồi. Hồi đó gọi là đi theo Đảng. Thỉnh thoảng về một chút rồi đi. Đọc bài của Giáo lại nhớ chuyện xưa ở làng.
    Gửi lời chúc sức khỏe Mẹ Giáo nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng Làng là nơi ta sinh ra. Hà Nội cũng chỉ là cái làng to và cổ thôi bác ạ. Bác xem thêm đây nhé: http://anhgiaolangchieng.blogspot.com/2011/04/anh-sang-o-lang-chieng.html
      Chúc bác chiều vui vẻ

      Xóa
  20. " Dù có thay đổi nhưng được cái là về làng dù chưa quen nhưng họ vẫn chào rất niềm nở thân thiện" vậy là cũng quý lắm rồi, người ở quê vẫn thế mà, tình cảm, thân thiện. Nhà sàn khá đơn sơ vẫn giữ được nét " cổ" ( còn in dấu biết bao kỷ niệm khó quên của ngày xưa) anh nhỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giờ thì làng Chiềng của y chỉ còn giữ được 2 nếp nhà sàn trong đó có 1 là nơi sinh ra y

      Xóa