Xưa, cách đây không xa, chừng những năm 30, 40 của thế kỷ trước, khoa
học kỹ thuật, y học chưa phát triển như bây giờ. Đời sống khó khăn thiếu
thốn đủ bề, con người lam lũ, bởi thế sống cho được đến tứ tuần đã được
kể là già. Người 40 là đã khao lão, thời nhà Nguyễn Vua Khải Định khi
40 tuổi cũng sắc phong cho nhiều đình đền chùa nhân ngày sinh nhật của
mình âu có lẽ cũng là ý ấy. Hơn nhau một con giáp đã được coi là một thế
hệ và phải gọi bằng chú, bác bài vai với phụ huynh của mình ở nhà.
Nay
40 tuổi thì vẫn được dân gian coi là thanh niên, có người chưa vợ, có
người sáu bảy mươi vẫn yêu, vẫn chiều và vẫn...dám liều. Luật thanh niên
năm 2005 quy định ngay tại Điều 1 chỉ từ đủ mười sáu đến 30 tuổi nhưng
bốn, năm mươi vẫn muốn được coi là thanh niên. Sáu mươi vẫn còn tráng
kiện lắm, nhìn các cháu mười tám, đôi mươi vẫn muốn cưa sừng làm nghé,
bởi vậy mới có chuyện tiếu lâm một em tiếp viên karaoke tuổi teen sau
khi hỏi tuổi ông khách đã thốt lên: "anh kém ông nội em hai tuổi!"; rồi
thì chuyện bố và con trai chạm chán nhau ở chốn ăn chơi "nhạy cảm". Sắp
về hưu mà có cháu nào mới vào cơ quan lỡ miệng chào chú thì có khi bị
trù ẻo quanh năm; mà nếu gọi anh thì không chừng được ôm có ngày.
Cái chết là ở chỗ nó già không đều, nếu già đều thì đã không sao.
"Thượng tầng kiến trúc tuy già
Hạ tầng cơ sở vẫn là thanh niên"
Vậy
nên nhiều vị quan phụ mẫu khả kính đổ đốn vì cái sự già không đều, cao
lương, mỹ vỵ nốc vào rồi dậm dật, bỗng chốc lộ bí mật đời tư vì cái sự
ghen ăn tức ở hay vì chẳng may bị lộ, bị "con gà mái già" ở nhà nó cho
vào bẫy chết đứ đừ.
Thằng bé này liếc cũng gớm đấy chứ nó có nhìn vào cái máy ảnh đâu, lớn lên lại sớm mắc bệnh già không đều
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét