Lịch sử
Phòng Truyền thống huyện Lộc Bình
"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Thấm thoắt đã 26 năm từ khi y được diện kiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khai quốc công thần, nhân dân tôn kính và coi như bậc á thánh thời kỳ đương đại chỉ sau Bác Hồ mà thôi
Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam
Dịch Covid 19 quái ác làm cả thế giới chao đảo với những trạng huống mà có ít người lại tưởng tượng ra. Nhất sĩ nhì nông/Hết gạo chạy rông/ nhất nông nhì sĩ; có lẽ nào lại đúng trong lúc này?
Y xuất thân từ thành phần hỗn hợp cả sĩ lẫn nông, cha mẹ y thì nửa nông nửa sĩ còn y lúc nhỏ là nông (Chủ yếu là quan sát thôi, chưa phải/bị làm vì trên còn 5 anh, chị) và hiện là sĩ nhưng nông vẫn chưa quên
Kể lại các chi tiết của cái cày, cái bừa không lại quên mất
Cái cày làng Chiềng để phân biệt với cày 51 hay cày chìa vôi
Cày làng Chiềng tạo bởi cái thân cày thường được làm bằng gỗ nghiến, tạo hình đẹp và phải chuẩn về kích thước, hình dáng nếu không cày sẽ không sâu và không dễ diều khiển, rồi thì có bắp cày có thể bằng gỗ hoặc gốc tre đực. Náng cày nối bắp cày và thân cày có gốc và lỗ để khóa thân cày và bắp cày, muốn cày ăn nông hay sâu có thể điều chỉnh nêm cày ở chi tiết này. Ở mũi cày có lưỡi cày và diệp cày làm bằng gang mua ngoài chợ Đình Cả, cày có trơn và lật nhanh hay không cũng ở bộ phận này.
Đầu bắp cày được nối với dỏng dảnh (Để xoay linh hoạt giống như bi chữ thập ở trục cát - đăng xe ô tô vậy). Dỏng dảnh được liên kết ở giữa của bộ phận là 1 thanh ngang chừng 45 cm có mấu ở hai đầu để buộc thiếu khỏi tột, giữa đục lỗ để xuyên dỏng dảnh qua gọi là cái ách đuôi để buộc hai dây thiếu cày nối với khoắm, dưới xuôi gọi là cái ách che, làng Chiềng gọi là quai óng. Thiếu cày thường được bện bằng dây song hoặc đay hoặc một loại dây rừng có độ bền, dẻo cao. Sau này được bện bằng sợi hóa học.. thiếu nối với khoắm bằng rễ hoặc thân cây rừng bằng nghiến hay cây gì đó hình chữ V để úp lên vai trâu, có một bộ phận bằng mây đan hay miếng cao su mềm hay đơn giản chỉ là một đoạn lốp xe đạp hỏng cắt ra để ốp dưới dưới cổ trâu cho khít định vị bằng một cái chốt đinh sắt trên khoắm. Xưa còn nhỏ đi đón trâu y phải tháo cày từ vai trâu nên rất rành, chiếc đinh được mắc một đầu quai óng vào do ma sát nên trở nên trắng tinh, cả khoắm cũng vậy, mỗi lần tháo trâu y thấy ánh mắt của con trâu mộng bụng báng mà y đã có lần kể lộ rõ sự vui mừng. Con trâu này rất nghịch và dai sẹo, mùa đông nó rất hay đú, nhảy quẫng lên. Nhiều lần nó lồng khi nó liếm lúa cạnh bờ bị y lấy roi vụt khi y ngã lăn xuống đất thì nó lại dừng lại và nghênh nghênh cái đầu như trêu ngươi vậy, khi nào cái sẹo sắt bị đứt thì nó chạy lông nhông rất khó bắt được nó.
Phía dưới bên trái khoắm có một cái khuyên tròn bằng sắt hay đơn giản là một khoanh sừng trâu để luồn dây thừng qua từ tay người điều khiển tới mũi trâu được gắn với cái sẹo trâu làm bằng mây hoặc kim loại đối với những con trâu dai sẹo nhưng con trâu mộng bụng báng nhà y.
Người đi cày là anh nông phu còn gọi là thợ cày, trong việc cày thì có cày cái, có nới gọi là cày vỡ tức là cày lượt đầu tiên sau vụ trước, sau khi bừa thì gọi là cày đảo hay cày ải. Đất tốt thì thường chỉ cày hai lần là bừa cấy. Bừa thì có bừa dập, bừa dở, bừa cấy.
Cái bừa ở Làng Chiềng có hai loại là bừa một còn gọi là bừa đơn tức là một trâu hoặc là bừa đôi tức hai trâu. Ngày xưa chỉ thấy có nhà trong tức nhà bác Yên, nhà ông Thuyết, ông Tuấn..là có bừa đôi vì những nhà đó có hai con trâu trở lên còn nhà y chỉ có một con trâu mộng bụng báng nên chỉ có bừa một. Bưà đôi dĩ nhiên có 3 gọng hai bộ khoắm, thiếu và dài gấp đôi bừa đơn, cũng có thợ cẩn thận thì làm hẳn 4 gọng độc lập. Mỗi làng chỉ có 1 đến hai người biết chế tác cày, bừa. Thuở hợp tác xã nông nghiệp có câu cày gãi, bừa chùi để chỉ nhưng ai làm qua loa cẩu thả tuy nhiên cày không làm đúng cách thì ăn nông và đất không lật nên cũng gọi là cày gãi. Cày hay đầu luống cày thì gọi là cày đễu. Vì hai trâu nên chúng phải cùng chuồng không đánh nhau thì mới phối hợp nhịp nhàng được và người đi bừa cũng phải rất khỏe mới được.
Bừa một thường có 11 răng bằng sắt hình vuông hoặc cũng có thể tròn, có nhà thì răng bừa cũng bằng gỗ nhưng hay bị gãy khi va vào đá. Đám ruộng nào có đá ngầm, đá nổi thì người đi cày bừa đều đã thuộc làu. Bừa có tay bừa, gọng bừa; bừa đơn thì có hai gọng có mấu ở đầu để buộc bộ thiếu cày từ cái cày sang. Bừa có ít bộ phận hơn và chế tác cũng đơn giản hơn, cái bừa làm bằng gỗ tốt như nghiến, lý, bào tròn và có khuy sắt ở hai đầu cho khỏi bị vỡ, giữa gọng bừa và cái bừa có bộ phận để gìm lại với nhau cho khỏi gẫy gọng bằng sắt uốn hình chữ V. Tuy nhiên cũng có cái bừa hoàn toàn bằng gỗ, tre và dây rừng chả có tí sắt nào chỉ trừ cày thì bắt buộc lưỡi cày phải bằng gang thì mới sắc được.
Giờ thì người làng Chiềng đã cày máy rồi
Đó là nghề gia truyền nhà y, từ cha đến anh y, chị y...đều làm nghề hay có ý định làm nghề giáo. Nó đến rất tự nhiên chứ cũng chẳng hẳn là say mê, đam mê gì cả, có khi cũng chỉ là bát cơm manh áo. Rồi thì y đi học Đại học sư phạm (chính quy và điểm cao hẳn hoi nhé) nhưng cũng có lẽ là lại vì bát cơm manh áo mà y lại làm cú bẻ lái xô đẩy tình cờ dẫu rằng vẫn ít nhiều liên quan. Dẫu vậy thi thoảng y vẫn được mời lên lớp hoặc tự bày ra lớp để lên.
Và hôm nay y lại được mời lên lớp, và y nhận lời cho đỡ ...ngứa nghề
Hồ chứa nước Bản Lải nằm ở vị trí thượng lưu sông Kỳ Cùng phát nguyên từ huyện biên giới Đình Lập rồi chảy qua nội địa huyện Lộc Bình từ xã Tĩnh Bắc, Sàn Viên, Khuất xá. Dự án hồ thủy lợi chứa đến trên 160 triệu m3 nước lớn nhất nhì miền Bắc cho đến thời điểm này đã được các nhà khoa học thai nghén từ đầu những năm của thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Họ đã nghiên cứu nhiều năm và chọn vị trí như hiện nay. Tuy nhiên, do chiến tranh liên miên rồi điều kiện kinh tế chưa cho phép nên tận đầu thế kỷ XXI ý tưởng ấy mới được khởi động lại với một dự án con đập bê tông nằm địa bàn thôn Bản Lải, xã Khuất Xá được chủ trương đầu tư. Đập ở thôn Bản Lải nên hồ chứa nước có tên là Bản Lải. Tất nhiên hiện nay Bản Lải đã ở dưới lòng hồ và cái tên hóa thân cho công trình thủy lợi còn thôn Bản Lải chỉ chờ HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết giải thể và xóa tên theo thủ tục hành chính.
Chủ trương từ năm 2007 nhưng rồi cũng lại do nhiều lý do khách quan mà chủ yếu là vấn đề "đầu tiên" là ngân sách nên tận tháng 10/2018 công trình mới được khởi công với đập bê tông công nghệ đầm lăn hiện đại, dung tích hồ trên 160 triệu m3 gồm các thôn Bản Lải, Pò Ngòa của Khuất Xá, Co Cai của Sàn Viên và các thôn Tằm Hán, Tằm Pất, Bản Quyêng, Bản Hu, Pò Choong của Tĩnh Bắc, trên nữa là xã Bính Xá của ĐÌnh Lập nhưng chủ yếu lòng hồ nước dâng ở cao trình 305m là ở huyện Lộc Bình. Nên nhớ là khi nút cống dẫn dòng (Hoành triệt) thì mức nước chỉ ở cao trình 255m
Ngày 20/10/2018 khởi công dự án tên chính xác là dự án Hồ chứa nước Bản Lải giai đoạn 1, tỉnh Lạng Sơn được phê duyệt tại Quyết định số 1511/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/10/2017 do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký với một số nội dung chính là:
Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Bản Lải giai đoạn 1, tỉnh Lạng Sơn với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Địa điểm thực hiện: Huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
2. Mục tiêu đầu tư:
- Chống lũ tiểu mãn và lũ sớm, giảm lũ chính vụ cho thành phố Lạng Sơn và vùng phụ cận với tần suất P=1%.
- Cấp nước tưới cho 2.045 ha đất canh tác, tạo nguồn cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, đảm bảo dòng chảy môi trường, kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát điện.
3. Quy mô đầu tư:
- Xây dựng hồ chứa nước có dung tích khoảng 164 triệu m3. Các hạng mục chính bao gồm: đập ngăn sông, tràn xả lũ, cống lấy nước và các công trình phụ trợ.
- Hệ thống kênh tưới.
4. Loại, cấp công trình và nhóm dự án:
a) Loại, cấp công trình: Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, cấp II.
b) Nhóm dự án: Nhóm A.
5. Tổng mức đầu tư dự kiến: 2.998,5 tỷ đồng (Hai nghìn, chín trăm chín mươi tám tỷ, năm trăm triệu đồng).
6. Cơ cấu nguồn vốn:
- Vốn trái phiếu Chính phủ đã bố trí và triển khai thực hiện giai đoạn trước năm 2015 là 36,5 tỷ đồng;
- Vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020 là 2.962 tỷ đồng (chưa trừ tiết kiệm 10%) để đầu tư hoàn thiện cụm công trình đầu mối và hệ thống các kênh chính (bao gồm giải phóng mặt bằng lòng hồ).
7. Thời gian và tiến độ thực hiện: 5 năm (từ năm 2017 đến 2021).
Khởi công được 10 ngày thì y được bổ vào tri nhậm ở Lộc Bình (01/11/2018). Gần 3 năm gắn bó với Lộc Bình cũng là từng ấy thời gian y lăn lộn với Bản Lải từ lúc đào móng đến nay cũng đã gần xong giai đoạn 1. Kỷ niệm vui buồn, lo âu, mừng vui, căng thẳng, ức chế...có đủ, tóm lại là tất cả các cung bậc cảm xúc cùng Bản Lải.
Ghi lại bằng hình ảnh vậy
Phần đế móng