Người theo dõi

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Kể chuyện Phù Tang qua ảnh

Tokyo sạch đẹp



Nhà hàng Nhật Bản


Nơi diễn tập xử lý sự cố vỡ đường ống nước ở tỉnh Kanagawa


Tượng võ sỹ Samurai ở Công viên Hoàng cung Nhật Bản, thủ đô Tokyo

Đêm mưa Tokyo



Sefie


Làng cổ chân núi Phú Sỹ



Cây Tùng 300 năm tuổi


Trạm số 5, lưng chừng núi Phú Sỹ


Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Trở lại xứ Phù Tang

Hơn 1 năm sau, giáo làng Chiềng lại có dịp quay lại Tokyo, Osaka và thăm nhiều nơi khác của xứ sở hoa anh đào. Vẫn vậy, nhịp sống vội vã công nghiệp. Nhiều sự kỳ bí về phát trien thần tốc của họ mà chưa hiểu được.

Hoàng cung mùa thu 2017...


...và mùa đông 2016


 Cầu Mắt kính trong hoàng cung 2016



...và 2017




Làng cổ dưới chân núi Phú Sỹ 2016




Và cách đây một tuần





Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

Chỉ là hòn đá

Hòn đá chẳng biết nói năng
Vậy mà có nhiều hòn đá lại được thổi hồn vào làm cho bao người phải đến xem, sờ mó, chụp ảnh và ...làm thơ
Hòn đá Tô Thị Vọng phu ở Lạng Sơn; đá gà chọi ở vịnh Hạ Long, đá Trống Mái ở Kiên Giang (nghe đâu đã bị sập hòn trống), rồi thì đá bàn cờ, đá hình ông tượng, đá hình mặt Quỷ (Chi Lăng, Lạng Sơn), đá với nhiều hình thù kỳ quái khắp nơi trên trái đất tùy vào trí tưởng tượng của con người và mỗi người.

Và đây là hòn Trống Mái ở Sầm Sơn, Thanh Hóa (Đủ cả hai hòn nhé)


Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Với trẻ con, khóc là xong mọi chuyện

Đã có lần y nói vậy, với trẻ con khóc là xong mọi chuyện, không như người lớn khổ đau, phiền não ủ mưu, tính kế mỗi khi gặp khó khăn trắc trở đường đời hay bị ai đó gây thì chuốc oán hoặc có khi chỉ là một cú sơ ý ngã trẹo chân.
Nhưng vậy mà không phải vậy, trẻ con cũng có suy nghĩ riêng của chúng, có khoảng trời riêng mà mãi mãi người lớn chả chịu hiểu, dù rằng người lớn thì ai cũng đã từng là trẻ con. Cho nên hiểu chúng rất khó, chúng cũng nhớ lâu, thù dai, người lớn không hiểu thì không gần gũi được chúng và luôn sai lầm trong giáo dục khi cho rằng chúng chỉ là trẻ con nên hay áp đặt.
Mùa hè này đã 2 lần y hứa cho Tơn đi chơi xa nhưng đều không thực hiện được một lần do chủ quan và 1 lần do khách quan trời mưa nên lần này dù mưa tầm tã y vẫn quyết đi vì không muốn thất hứa. Cũng may là chỉ mưa ngày đầu, hôm sau hết mưa nên phần nào chiều lòng được cậu út.

Đường phố Móng Cái ngập sâu trong nước


Rồi cũng ra được biển




Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Làng Chiềng mùa hạ

Xưa làng Chiềng vào hạ cũng rất náo nhiệt, dù rằng dân số có khi bằng phân nửa bây giờ mà thôi. Tinh mơ tiếng mõ trâu lốc cốc ra đồng, tiếng gọi nhau đi bừa mải để cấy, tiếng người lớn quát trẻ con làm việc nhà, việc đồng áng, tiếng vợ chồng cãi nhau, tẩn nhau lụp bụp. Tiếng vỗ mít đâu đó, tiếng chim gọi vịt thảm thiết. Trưa về tiếng hò reo ở vực Là Lìu vọng 9 vàn hang. Vào mùa vẫn thi thoảng tiếng rao đóng cối (Cối xay thóc), đổi kẹo, đậu phụ nhà Khoắn. Sau này có thêm tiếng còi bán kem pe pót, pe pót lảnh lót vui tai.
Tuần rồi y cũng về làng nhằm ngày hạ nhưng đường làng đã đổ bê tong, dậu cúc tần, dâm bụt không còn nữa, nhà ai cũng kín cổng cao tường, đường làng sạch sẽ không còn phân trâu vì trâu bán hết chuyển sang trâu sắt, làng đông gấp đôi nhưng đi Sam Sung, đi bãi vàng miệt Lào Cai tiệt cả, chỉ còn bà già, con nít ở nhà. Vực Là Lìu không còn sôi động vì con suối trong vắt năm xưa nay nhỏ như con mương nước đục ngầu lều phều đầy nilon và Kotex đã qua sử dụng, chả ai còn dám tắm nữa.

Mít làng Chiềng lên đường ra tỉnh



Nắng trưa đường làng


Mẹ già tựa cửa tiễn con trai


Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Làng con rùa

Nhiều lần y kể về làng Chiềng thân thương của y hình con rùa. Ấy là do dân làng hình dung thế và quan sát trên đỉnh núi đường Bãi Chuối hay Thùng Tý thôi chứ gần đây y mới mục sở thị từ trên tầu bay khi bay đi Trung Quốc qua làng. Tiếc là y không chụp ảnh lại; thì đây y mới xem bản đồ vệ tinh thì không khác gì trên tầu bay hay trên đỉnh Thùng Tý vậy.

Ảnh chụp con Rùa làng Chiềng (Phải chăng vì thế mà làng chậm phát triển???)



Đường ra khỏi làng con Rùa







Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

Quyền trẻ em

Có mấy ai trong chúng ta đã thấu hiểu hết quyền trẻ em chính đáng và khát khao những gì mà trẻ em được hưởng dù rằng mỗi chúng ta không ai sinh ra đã tự là người lớn. Chúng cũng có quyền riêng tư, quyền suy nghĩ độc lập và quyền cá nhân như người lớn, có điều là chúng ta chẳng chịu để ý, quan tâm hoặc đôi khi tặc lưỡi: trẻ con ấy mà...bi kịch lại có khi từ đó mà ra!
Một hôm thấy cu Tơn đưa cho bố tờ giấy bảo bố thử ký vào chỗ này (Hóa ra cũng biết giá trị, quyền lực ghê gớm của chữ ký rồi đó). Bố hỏi để làm gì, con chỉ cười không nói, bảo cứ ký đi để con xem, bố cũng ký và quên đi. Cho đến một hôm bố vào phòng riêng của con nghỉ trưa khi con đi vắng thì thấy chữ ký bố ở đây. (Hóa ra bố mẹ cũng được hưởng quy chế tối huệ quốc, he he)
Thôi thì để đây và...không nói gì