Người theo dõi

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Thầy Nông

Thầy người dân tộc Choang, dân tộc thiểu số nhưng lại là đa số ở Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Họ tên đầy đủ của Thầy là Nông Khắc Trung nhưng theo bên đó chúng tôi đều gọi là thầy Nông.
Thầy rất vui tính, sôi nổi và có mặt hầu hết các buổi lên lớp, thực tế của chúng tôi. Thầy có thể nói tiếng địa phương với học trò Tày Nùng mà không cần thông ngôn gọi là chảng Thổ tức là nói tiếng Thổ.
Tửu lượng của thầy rất khá và nhiệt tình trong các buổi liên hoan lớp. Thầy Nông bảo thầy huyết áp cao, mỡ máu cao, men gan cao, tuổi cao nhưng.... lương thì không cao và chức cũng không cao (Thầy là Viện trưởng, ngang Vụ trưởng bên ta)
Trên xe thầy bảo ở bên đó người ta đúc kết:
Khi 60 tuổi thì quan to hay quan nhỏ cũng như nhau (hưu)
Khi 70 tuổi nhà to nhà nhỏ cũng như nhau
Khi 80 tuổi tiền nhiều tiền ít cũng như nhau
Khi 90 tuổi đàn ông hay đàn bà cũng...như nhau
Khi 100 tuổi trở lên thì sống hay chết cũng ...như nhau
và thầy thì cũng sắp sửa không quan trọng gì quan to quan nhỏ nữa rồi....
Rồi cả xe cười vang!

Thầy Nông và y


 

Trong lớp


Trường Đảng Quảng Tây


Nhà sách Trường Đảng Quảng Tây


Giải lao


Học ngoài thực địa




Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Có gì đâu mà ầm ĩ?

Y thấy cư dân mạng xôn xao bàn tán và "ném đá" cuốn sách của một cô bé mới ngoài hai mươi nhưng đã đi du lịch nhiều nước trên thế giới với số tiền ban đầu chỉ vẻn vẹn 700 $, người ta bới móc xoi mói và bầm dập không thương tiếc. Nhân xuống thủ đô có việc, y rẽ qua hiệu sách Tiền Phong 17B Ngọc Hà mua và đọc một mạch xong rồi ngơ ngác vì đó là một cuốn sách đơn thuần chỉ kể lại chuyện du lịch với những khó khăn vui buồn mà cô bé đã trải qua không có gì ghê gớm đến thế. Chắc cũng chẳng có quy định nào cấm cô ấy phải kể đúng 100% diễn biến chuyến đi, còn lương tâm, đạo đức ư? xa xỉ quá mà những gì người ta cho là không thực tế (vì người ta có đi đâu) thì cũng có vi phạm gì đâu cũng như bắt cô ấy phải kể hết tất cả các chi tiết đã xảy ra thì buồn cười quá. Đọc xong cuốn sách y thấy nhẹ nhõm và có phần vui vẻ vì những gì cuốn sách đem lại, tóm lại là vô hại và còn có phần có ích đấy chứ, làm Y vui vẻ cơ mà? Chắc cũng chẳng có ai bắt trước được cô bé làm như vậy sau khi đọc sách mà gọi là cổ súy cho những gì mà "người lớn" gọi là không được làm. Còn nhiều điều trong cuộc sống còn tồi tệ hơn vạn lần ấy chứ.
Đi, dấn thân, vượt qua được như vậy chắc không ít người khâm phục trong đó có y
Có gì mà phải ầm ĩ nhỉ? có khắt khe lắm không hay chỉ là lòng đố kỵ? He he he









Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Lại học Đại học



Thế là Y lại thành sinh viên thời gian ngắn, lần này là Guangxi University for Nationalities (Đại học Dân tộc Quảng Tây) ở thành phố Nanning, Khu tự trị Dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc.
Trường tổng hợp này thành lập năm 1952 cũng là một trong những trường lớn ở Quảng Tây do Ủy ban Dân tộc Trung Quốc và Chính phủ Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây cùng quản lý, ngoài ra các thành phố thuộc Quảng Tây hầu hết cũng có trường Đại học.Trường có hơn 20.000 sinh viên chính quy tập trung dài hạn theo học và trên 600 sinh viên nước ngoài từ 29 nước theo học. Chúng tôi ở khách sạn 4 sao của trường nằm ngay cổng phụ gọi là khách sạn Hồ Tương tư (Xiangsihu International Hotel). Trong trường có Hồ Tương tư rộng đẹp và nổi tiếng thơ mộng  ở Miền Nam Trung Quốc
Việc học thì suốt đời không kể, y chỉ kể chuyện ngoài học mà thôi.

Cổng phụ của trường




Một cổng phụ khác



Đây mới là cổng chính của Guangxi University for Nationalities



















  






Khai giảng


Với thầy Nông Khắc Trung, Viện trưởng Học viện Giáo dục thường xuyên (Chúng tôi thường gọi thân mật là thầy Nông)


Phó chủ nhiệm lớp Vi Hồng Nguyệt (Dân tộc Dzao, quê thành phố Hạ Trì hiện đang học bậc thạc sỹ tại trường nhưng vẫn nhiệt tình tham gia phục vụ lớp Việt Nam)


Hai em Vân và Duyên, sinh viên năm 4 khoa Tiếng Việt đã từng học ở Hà Nội 1 năm người dân tộc Choang quê Guillin và Nanning đưa lớp đi shopping ở Peace market


Trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc



Và cũng nơi này 4 năm về trước, so với bây giờ y đã xuống mã như xe trượt dốc không phanh. Thời gian không chờ đợi ai cả...


Rồi y lại cố tươi tỉnh vớt vát khi chụp ảnh với Phó Chủ nhiệm lớp Lư Tiêu bên dồi chè của thôn Lương Thủy Tỉnh


Khách sạn 4 sao của trường


Chuẩn bị đi chơi thành phố bằng taxi




Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

HONGYAN THÔN - NÔNG GIA LẠC

Tháng rồi anhgiaolangchieng có dịp may mắn được đi thăm thú vùng nông thôn Trung Quốc ở huyện Yangshuo (Nổi tiếng với chương trình biểu diễn Ấn tượng chị Ba Lưu - Impression of Liu sanjie của đạo diễn Trung Quốc tài hoa Trương Nghệ Mưu, y sẽ kể sau) và làng Hongyan (Hồng Nhan) thuộc huyện tự trị dân tộc Dzao Gongcheng thuộc thành phố Guillin, miền nam Trung Quốc cách Hà Nội trên ngàn dặm, cỡ một ngày liền đi ô tô. Đây được gọi là nông gia lạc tức là khu ăn chơi vùng nông thôn (ăn chơi trong sáng chứ không phải ác ôn vùng nông thôn như bọn trẻ nói hay bọn già tưởng tượng) Đây cũng là quê hương của 108 vị hảo hán Lương Sơn Bạc và cũng là bối cảnh, phim trường đóng phim Tây Du ký và một số bộ phim nổi tiếng khác của Trung Quốc. Những vườn hồng rộng hàng trăm ha xanh tốt, quả chín ruộm, đều tăm tắp nhìn hút tầm mắt. Khách du lịch đi lại tấp nập trong làng, thu nhập đầu người của các bác nông dân khoảng 2 đến 3 vạn ¥. Quả là ước mơ và đáng nể so với GDP làng Chiềng của y. Đó cũng là lý do y vắng bóng không lang thang blog. Sang đó y cũng có mang em iPad 4 theo nhưng các khách sạn đều hỏi password (not free) và có vào được thì không thể truy cập Facebook, blospot, sau này hỏi các em lưu học sinh mới biết bên bạn cấm tiệt, tức bị chặn. Mới biết bên ta còn tự do thông tin lắm!
Một dịp y về nông thôn thú vị không kém về làng Chiềng của y. Bây giờ thì y về rồi...sẽ viết tiếp, tạm thế đã

Y lại lái công nông ở làng Hongyan


Và gọt hồng để phơi..


Thị vịt và thịt lợn được người dân trong làng ướp muối phơi kiểu thịt lạp của ta



Xem các sinh viên Đại học Tsinghua, Beijing vẽ tranh thủy mặc ở làng


Bên cầu vào làng Hongyan theo lối kiến trúc "thượng gia, hạ kiều"

 Tại trụ sở thôn trồng quýt


Bên cây bưởi sai trĩu quả


Mr Ngô Vân Khoa, quan chức Văn phòng xây dựng nông thôn mới của huyện Yangshuo


Y ngây ngất bên vườn quất


Bạn thuở hàn vi


Bên lối vào thôn Hongyan


Chạng vạng đầu đông phố huyện Yangshuo



Một loại xe ô tô 3 bánh rất phổ biến ở huyện lỵ Gongcheng


Du khách chọn mua khăn nổi tiếng ở Yangshuo



Rượu nồng đã cạn xác pháo đã tan, thôi em sang ngang về bên ấy...




Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Một lần được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tối nay biết tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng huyền thoại của lịch sử đã từ trần, vẫn biết Ông đã tuổi cao, sức yếu nhưng sao vẫn thấy đột ngột, bâng khuâng như mất đi cái gì thiêng liêng lớn lao, khó tả...thôi thì đăng lại entry y đã viết cách đây 3 tháng, ngày 04/7/2013. Xin thắp nén tâm nhang kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt vị tướng tài hoa của nhân dân!


 Dưới đây là entry ngày 04/7/2013

Vinh dự của y khi được đưa vị Đại tướng huyền thoại lừng danh thế giới đi thăm Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn  ngày 27/9/1995. Người áo trắng đi sát Đại tướng là sỹ quan cận vệ, 2 người còn lại là 2 lãnh đạo cao nhất của tỉnh. Người trẻ nhất dĩ nhiên là y - người làng Chiềng duy nhất có vinh dự được chụp ảnh chung với Đại tướng. 






 Thuở bé lúc học cấp 3, y cũng khoái môn Sử, gọi là khoái thôi vì cũng hay đọc sách của cha y để lại chứ không mê. Lại càng chẳng nghĩ mình lại học sử và dạy Sử bởi khi hướng nghiệp thì y lại thi vào một trường Cao đẳng mà vừa mới đây mới được nâng lên thành Đại học (duy nhất). Vỡ mộng thủ đô y thi vào Sư phạm và cũng không được vào khoa sử mà giáo vụ phân vào khoa Địa lý vì điểm Địa đầu vào của y cao chót vót, trong khi môn sử chỉ có 5 điểm (Lúc đó thi đại học được 5 điểm cũng coi là cao rồi) thế nhưng y lại chuyển vào khoa Lịch Sử bởi một lý do dài lê thê mà y đã có lần giãi bày trong khi lại vương vấn môn Văn vì y nghe đó là môn chính, sang trọng.
Thế rồi y vào học và ra trường làm nghề sử
Rồi trong đời y cũng may mắn được diện kiến vị tướng huyền thoại của Việt Nam và từng là giáo sư sử học trường Bưởi danh tiếng.
Đó là vào ngày 27 tháng 9 năm 1995, kỷ niệm 45 năm ngày khởi nghĩa Bắc Sơn, cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên do Đảng ta lãnh đạo. Vị Đại tướng đã lên dự Lễ kỷ niệm và đi thăm nhà Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn và y vinh dự được đón Đại tướng thăm quan Bảo tàng. Khi ấy Đại tướng còn khỏe, giọng vẫn sang sảng, bước đi nhanh nhẹn, thần sắc tinh anh và bắt tay còn khá chặt. Đại tướng cười hiền hậu và thi thoảng hỏi lại người nói chuyện rất gần gũi thân thiết nhưng vẫn toát ra vẻ gì đó khó tả ở một con người nổi tiếng văn võ song toàn. Sau đó đến nay gần 20 năm y chỉ còn gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên ti vi mặc dù các chính khách cao cấp khác y vẫn thường xuyên được gặp. Phải nói rằng được gặp Đại tướng là một may mắn với y và y ngưỡng mộ vị giáo sư sử học - vị tướng tài ba ấy.

Ngày 12 và 13/10 y nhuộm đen blog của mình để tang Đại tướng







Thành kính vĩnh biệt Đại tướng





Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Trẻ con đi học, ngày ấy - bây giờ

Ngày ấy là ngày y còn nhỏ, thôi thì entry này cứ định nghĩa ngày ấy là khoảng những năm 1975 đến 1985, còn bây giờ là thế hệ con cái y tạm tính từ 2005 - 2013.
Mới vậy mà cách xa nhau nhiều lắm dù rằng thời gian chỉ có trên ba chục năm chứ mấy
+ Ngày ấy trẻ con học Vỡ lòng với ông giáo làng rồi vào học cấp 1 - bây giờ trẻ con học mầm non 3 năm rồi có nơi phải kiểm tra IQ mới lọt vào lớp 1 của trường tốp đầu, có nơi gọi là thi vào lớp 1 (Đã học đâu mà thi, kỳ lạ chưa?)
+ Ngày ấy trẻ con đi học cha mẹ không phải bận tâm gì vì còn lo kiếm gạo đổ vào nồi - bây giờ con vào lớp 1 bố mẹ lo hơn cả con
+ Ngày ấy trẻ con chỉ có 1,2 cuốn sách, vở. Viết bút chấm mực nên quần áo, chân tay luôn lem luốc nhưng chữ đẹp hơn. Bây giờ trẻ em đi học có cả vài kg sách vở, đồ dùng cha mẹ hoa cả mắt
+ Ngày ấy trẻ chỉ học một buổi sáng, tối tự học một lúc rồi đi ngủ để đỡ tốn dầu đèn- Bây giờ chúng học cả ngày, học thêm mà học rất bí mật (nói thẳng ra là học trộm, dạy trộm) không thì Thanh tra giáo dục sờ gáy ngay, chính đáng nhưng vụng trộm, hu hu!
+ Ngày ấy trẻ con chỉ học 2 môn Chính tả hay Ám tả và Làm tính - bây giờ học đủ thứ trên đời (gọi là toàn diện, he he)
+ Ngày ấy đứa nào là học sinh tiên tiến (đạt điểm trung bình 2 môn Văn, Toán từ 6,5 trở lên), là của quý hiếm đáng ghi vào sách đỏ - Nay thì tất cả đều giỏi, ít đứa nào bị trung bình
+ Ngày ấy trẻ con gặp khó khăn thì tự tìm cách giải quyết, khắc phục - nay thì tất cả do bố mẹ
+ Ngày ấy khai giảng rồi háo hức bước vào năm học mới - bây giờ học chán chê rồi mới khai giảng và phải tập khai giảng cả tuần.
+ Ngày ấy học hết tháng 5 là thi học kỳ rồi bế giảng - bây giờ học xong chương trình từ tám hoánh rồi lên lớp ngồi trật tự cho hết giờ chờ hết năm.
+ Ngày ấy không có Hội phụ huynh, không có nộp quỹ Hội này - nay thì ai cũng biết, không nói nữa
+ Ngày ấy cuối năm mỗi lớp có gần chục đứa lưu ban hay còn gọi là đúp (double), ở lại lớp, học lại... - Bây giờ hỏi học sinh cấp một, nhiều đứa không biết từ đúp hay lưu ban
+ Ngày ấy trẻ con tự đến lớp - bây giờ do bố mẹ đưa đón, kể cả làng Chiềng của y
+ Ngày ấy trẻ con nhịn đói đi học - Bây giờ bố mẹ phải nài nỉ hoặc dọa nạt chúng mới chịu ăn sáng.
+ Ngày ấy có cái không tiến bộ như bây giờ, nhưng ngày ấy có nhiều điểm tốt trội hơn bây giờ.
+ Chương trình ngày ấy nhẹ nhàng hơn bây giờ, trẻ con và người lớn không quá lo lắng như bây giờ
+ Ngày ấy trẻ con không phải học thêm, trừ lớp cuối cấp 2 và cấp 3 gần ngày thi có vài buổi phụ đạo nhưng là free! Bây giờ trẻ lớp 1 đã phải học thêm, không học thì...biết rồi, khổ lắm, nói mãi!
+ Ngày ấy trẻ con lớp cuối cấp mới có thi học sinh giỏi, bây giờ lớp nào cũng có thi học sinh giỏi và lại thi học sinh giỏi vượt cấp nữa chứ , haizza! 
+ Trẻ con ngày ấy được trốn học, được điểm kém, lưu ban mà không bị cha mẹ mắng chửi, không bị đánh cắp tuổi thơ, còn bây giờ.... 
+ Tre con ngày ấy không có ai tổ chức Trung thu cho - Bây giờ thì nào là ở trường, ở xóm, khu phố, ở nơi công tác của bố, mẹ...
+ Còn nhiều lắm, tạm thế đã...




Gắn thêm mấy cái ảnh Tết Trung thu năm nay




Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Quê ngoại

Mấy ngày nghỉ cuối tuần, y chu du một vòng và đích cuối cùng là quê ngoại của y, một ngôi làng sát nách Hà Nội, làng Lê Xá, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm chỉ cách Quận Long Biên vài bước chân, chẳng mấy mà lại bị nội thành nuốt chửng như Hà Tây năm nào. Từ ngôi chùa làng nhìn ra khu đô thị sinh thái Ecopark nổi tiếng rất gần. Làng đã lên phố và sầm uất gấp vạn lần làng Chiềng quê nội của y. Tiền bán đất, dịch vụ, kinh doanh đủ mọi thứ và nghề gốm (Đa Tốn cách xã Bát Tràng chỉ một con đê bối) đã giúp bộ mặt nông thôn đổi mới đến hoa mắt, chóng mặt. Làng Lê Xá không lớn nhưng đã đóng góp nhiều nhà khoa bảng cũng như chính khách cho triều đình phong kiến ngày xưa và nhà nước cộng sản bây giờ. Chẳng cần kể lể dài dòng, ai quan tâm thì đọc cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam do Ngô Đức Thọ chủ biên và cuốn Tiến sỹ Việt Nam hiện đại thì rõ làng Lê Xá có cụ Phó Bảng Đặng Tích Trù, có các nhà khoa học và chính khách Việt Nam hiện đại như các TS: ĐVK, ĐHV, ĐVK, ĐTV...
Chánh tổng, lý trưởng ở Làng Chiềng thì đã có nhưng làm đến tri châu, tri huyện thì hiếm lắm, phải chăng thế đất làng Chiềng hình con rùa?
Đường vào làng Lê Xá


Chùa làng Lê Xá


Lá rụng và rêu phong



Từ Chùa làng Lê Xá nhìn ra Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên


Vòng về làng Chiềng quê nội của y



Cánh đồng Làng Chiềng (Người làng Chiềng của Y không nhớn được cũng bởi dãy núi kia luôn án ngữ trước mặt)


Thênh thang đường vào làng Chiềng



Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Ngắm cờ Tổ quốc

Mấy hôm nay được nghỉ dài dài nhưng y chẳng đi đâu được bởi trời mưa, bởi sợ kẹt xe và cũng bí cái khoản "xiền", y bèn  bày trò với mấy tay bợm nhậu uống rượu, đọc thơ (nhưng mà thơ của thằng khác)
Mấy người quen hỏi sao ngày nghỉ dài không đi chơi đâu? Biết đi đâu được?
Mấy người nữa hỏi sao lâu rồi không thấy viết gì? Biết viết gì được?
Rồi lại hỏi: dạo này mày làm gì? Biết trả lời thế nào đây, không nhẽ lại bảo "sáng cắp ô đi, tối cắp về"? Ai chả biết y làm nghề gõ đầu trẻ.
Và nhiều câu hỏi khác nữa nhưng bạn hỏi tôi, tôi biết hỏi ai?
Cũng may là người Việt ta có cái thói hay là hỏi chỉ để mà hỏi, chẳng cần câu trả lời mà có khi hỏi cũng đã là giả nhời, he he
Thế là giai làng Chiềng viết mấy dòng lên đây rồi cút thẳng!
Sắp khai giảng rồi....
 Trong khi bọn trẻ rủ nhau đi 'Phượt' ngắm cờ Tổ quốc tận Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang y ở nhà ngắm cờ dãy phố nhà y cũng thấy đẹp, chẹp chẹp, chẹp...


Người dân treo cờ mừng Tết Quốc khánh (đẹp là ở khoảng trời xanh ngắt phía trên)