Năm nào cũng vậy dịp tết nguyên đán y về quê chạp mộ nhằm ngày 26 tháng Chạp và cứ ngày 4 tết là cả nhà y lại về ăn Tết với mẹ
Vài cái ảnh thay cho những gì muốn kể về Tết Nhâm Dần 2022
Let's go
"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Năm nào cũng vậy dịp tết nguyên đán y về quê chạp mộ nhằm ngày 26 tháng Chạp và cứ ngày 4 tết là cả nhà y lại về ăn Tết với mẹ
Vài cái ảnh thay cho những gì muốn kể về Tết Nhâm Dần 2022
Let's go
Tổng đốc Vi Văn Định nổi tiếng ở Lạng Sơn sau này về làm Tổng đốc Thái Bình và Tổng đốc Hà Đông. Trong cuốn hồi ký Chiều Chiều của nhà văn Tô Hoài kể rất nhiều chuyện thú vị về Vi Văn Định khi ông đã về hưu ở Hà Nội.
Tháng 12 năm 1996 y đã từng đưa vợ chồng giáo sư Tasicono người Nhật Bản và GS Hảo ở Viện Khảo cổ học Việt Nam đi điền dã khu dinh thự của dòng dọ Vi ở Bản Chu xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình (nơi y công tác hiện nay) nghiên cứu về thất tộc thổ ty ở Lạng Sơn, khi ấy tỉnh lộ 237 còn rất khó đi và chưa có cầu Bản Chu ở đầu thôn, vẫn phải xắn quần lội qua sông.
Năm nay nhà báo Nguyễn Duy Chiến của Tiền Phong viết bài về di tích dinh thự của Tổng đốc Vi Văn Định trên số Xuân Nhâm Dần
Quê hương là nơi ta sinh ra và nuôi ta khôn lớn, không ai chọn quê được, bởi thế có nhạc sỹ đã nói: "Quê hương mỗi người chỉ một..." (thật ra là nhà thơ, nhạc sỹ góp phần cho nhiều người biết hơn), dẫu rằng như y thì Xứ Lạng cũng có thể gọi là quê hương thứ hai
Ngày tết, ngày lễ việc đầu tiên y nghĩ đến là về quê
Năm nay 2022 cũng vậy
Về gặp mẹ, mừng vì mẹ mạnh khỏe bước sang tuổi 90, gặp anh em họ mạc, láng giềng, về làm sống dậy ký ức tuổi thơ lam lũ nghèo khó nhưng hun đúc cho ta sự rắn rỏi, luôn gồng mình vươn lên
Chắc chắn một năm mới 2022 sẽ hanh thông và thành công hơn cả năm 2021
Mẹ con, cụ chắt
Sang ngày đầu của tháng cuối cùng năm 2021. Một năm với rất nhiều cung bậc cảm xúc vì dịch bệnh covid 19, vì nhân tình thế thái, về công việc bận rộn vui buồn mà rất nhiều trải nghiệm mới. Ngày này cách đây tròn 10 năm y đang ở thủ đô Wellington của đất nước xinh đẹp New Zealand chuẩn bị đón mừng sinh nhật 40 vừa có lẻ.
Tin tưởng vào năm 2022 sẽ sáng sủa hơn rất nhiều
Đường vào cơ quan, gần đến Lộc Bình thấy mặt trời lên rạng rỡ
Lớp cuối cấp của con trai út mừng sinh nhật cô giáo chủ nhiệm
Dù không còn làm nghề nhưng mỗi năm đến ngày này y vẫn thấy xốn sang khó tả, như là nghiệp gia truyền đã ăn sâu vào y vậy. Năm nay y đi dự kỷ niệm 40 năm thành lập ngôi trường mà người bạn đời của y đã học, chỉ tiếc là y dự ngày chính lễ còn các trò cũ thì đã gặp gỡ, hội hè trước đó một ngày.
Sinh ra tận Thái Nguyên xa tít tắp thưở nhỏ chưa bao giờ nghĩ đi xa, xây dựng gia đình nơi đây và lại vào đây công tác dự những sự kiện trùng hợp rất hay ho như thế.
Y phát biểu tại Lễ kỷ niệm
Nhân dịp tham dự Lễ kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn, ngày 04/11/2021, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc đã ghé thăm gian trưng bày sản phẩm công - nông nghiệp huyện Lộc Bình.
Dưới đây là một số hình ảnh
Nói vui thôi, không có ý khoe khoang gì cả. Hôm nay đã sang năm thứ tư y nhận nhiệm sở nơi biên tái, một miền đất hữu duyên với y.
Ba năm nghĩ lâu mà cũng nhanh, mới ngày nào y bỡ ngỡ với người và việc nơi đây mà nay đã thân thuộc như máu thịt, như một phần thời gian công tác đầy truân chuyên, ý nghĩa đối với y. Những việc y chưa bao giờ làm, không nghĩ mình lại có lúc đối diện và vượt qua. Nhiều việc, nhiều lúc vượt qua những khó khăn khó có thể tưởng tượng nổi nhưng rồi suôn sẻ làm cho y phấn khích hơn và vui hơn. Nhiều lúc ra chợ phố huyện thấy nhiều người chào, nhiều lúc thể dục leo núi (đường bê tông) cũng nhiều người hỏi mà y cũng chỉ cười vì có thể mới chỉ gặp một lần đâu đó hoặc cũng có thể mới gặp lần đầu. Ra phòng Gym cũng nhiều người nở nụ cười tươi, ngại nhất là ra hàng ăn sáng hôm nào quên trả tiền trước là ra lại có người đã trả, có người quen mặt có người cũng chả biết tên và nhất là có hôm cách đây 1 tuần khi ăn sáng ở quán Phong Luân đầu huyện vì nghĩ chả quen ai nên y cũng định ăn xong mới trả tiền, nhưng khi ăn xong chủ quán đã bảo có người ngồi trong chú đã ra trả trước và đi rồi. Thôi thì thầm cảm ơn vậy.
Có thể đó là những phút giây đáng quý về tình người chăng, chắc mai này khi rời khỏi nơi đây y không thể nào quên. Khi mình yêu quý công việc gì và tận tâm, tận tụy thì chắc sẽ cho hoa thơm trái ngọt thôi.
Trả lời phỏng vấn VTV1 về chống rét trong đợt rét đậm rét hại của huyện Lộc Bình cuối năm 2918
Dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
Thấm thoắt đã 26 năm từ khi y được diện kiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khai quốc công thần, nhân dân tôn kính và coi như bậc á thánh thời kỳ đương đại chỉ sau Bác Hồ mà thôi
Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam
Dịch Covid 19 quái ác làm cả thế giới chao đảo với những trạng huống mà có ít người lại tưởng tượng ra. Nhất sĩ nhì nông/Hết gạo chạy rông/ nhất nông nhì sĩ; có lẽ nào lại đúng trong lúc này?
Y xuất thân từ thành phần hỗn hợp cả sĩ lẫn nông, cha mẹ y thì nửa nông nửa sĩ còn y lúc nhỏ là nông (Chủ yếu là quan sát thôi, chưa phải/bị làm vì trên còn 5 anh, chị) và hiện là sĩ nhưng nông vẫn chưa quên
Kể lại các chi tiết của cái cày, cái bừa không lại quên mất
Cái cày làng Chiềng để phân biệt với cày 51 hay cày chìa vôi
Cày làng Chiềng tạo bởi cái thân cày thường được làm bằng gỗ nghiến, tạo hình đẹp và phải chuẩn về kích thước, hình dáng nếu không cày sẽ không sâu và không dễ diều khiển, rồi thì có bắp cày có thể bằng gỗ hoặc gốc tre đực. Náng cày nối bắp cày và thân cày có gốc và lỗ để khóa thân cày và bắp cày, muốn cày ăn nông hay sâu có thể điều chỉnh nêm cày ở chi tiết này. Ở mũi cày có lưỡi cày và diệp cày làm bằng gang mua ngoài chợ Đình Cả, cày có trơn và lật nhanh hay không cũng ở bộ phận này.
Đầu bắp cày được nối với dỏng dảnh (Để xoay linh hoạt giống như bi chữ thập ở trục cát - đăng xe ô tô vậy). Dỏng dảnh được liên kết ở giữa của bộ phận là 1 thanh ngang chừng 45 cm có mấu ở hai đầu để buộc thiếu khỏi tột, giữa đục lỗ để xuyên dỏng dảnh qua gọi là cái ách đuôi để buộc hai dây thiếu cày nối với khoắm, dưới xuôi gọi là cái ách che, làng Chiềng gọi là quai óng. Thiếu cày thường được bện bằng dây song hoặc đay hoặc một loại dây rừng có độ bền, dẻo cao. Sau này được bện bằng sợi hóa học.. thiếu nối với khoắm bằng rễ hoặc thân cây rừng bằng nghiến hay cây gì đó hình chữ V để úp lên vai trâu, có một bộ phận bằng mây đan hay miếng cao su mềm hay đơn giản chỉ là một đoạn lốp xe đạp hỏng cắt ra để ốp dưới dưới cổ trâu cho khít định vị bằng một cái chốt đinh sắt trên khoắm. Xưa còn nhỏ đi đón trâu y phải tháo cày từ vai trâu nên rất rành, chiếc đinh được mắc một đầu quai óng vào do ma sát nên trở nên trắng tinh, cả khoắm cũng vậy, mỗi lần tháo trâu y thấy ánh mắt của con trâu mộng bụng báng mà y đã có lần kể lộ rõ sự vui mừng. Con trâu này rất nghịch và dai sẹo, mùa đông nó rất hay đú, nhảy quẫng lên. Nhiều lần nó lồng khi nó liếm lúa cạnh bờ bị y lấy roi vụt khi y ngã lăn xuống đất thì nó lại dừng lại và nghênh nghênh cái đầu như trêu ngươi vậy, khi nào cái sẹo sắt bị đứt thì nó chạy lông nhông rất khó bắt được nó.
Phía dưới bên trái khoắm có một cái khuyên tròn bằng sắt hay đơn giản là một khoanh sừng trâu để luồn dây thừng qua từ tay người điều khiển tới mũi trâu được gắn với cái sẹo trâu làm bằng mây hoặc kim loại đối với những con trâu dai sẹo nhưng con trâu mộng bụng báng nhà y.
Người đi cày là anh nông phu còn gọi là thợ cày, trong việc cày thì có cày cái, có nới gọi là cày vỡ tức là cày lượt đầu tiên sau vụ trước, sau khi bừa thì gọi là cày đảo hay cày ải. Đất tốt thì thường chỉ cày hai lần là bừa cấy. Bừa thì có bừa dập, bừa dở, bừa cấy.
Cái bừa ở Làng Chiềng có hai loại là bừa một còn gọi là bừa đơn tức là một trâu hoặc là bừa đôi tức hai trâu. Ngày xưa chỉ thấy có nhà trong tức nhà bác Yên, nhà ông Thuyết, ông Tuấn..là có bừa đôi vì những nhà đó có hai con trâu trở lên còn nhà y chỉ có một con trâu mộng bụng báng nên chỉ có bừa một. Bưà đôi dĩ nhiên có 3 gọng hai bộ khoắm, thiếu và dài gấp đôi bừa đơn, cũng có thợ cẩn thận thì làm hẳn 4 gọng độc lập. Mỗi làng chỉ có 1 đến hai người biết chế tác cày, bừa. Thuở hợp tác xã nông nghiệp có câu cày gãi, bừa chùi để chỉ nhưng ai làm qua loa cẩu thả tuy nhiên cày không làm đúng cách thì ăn nông và đất không lật nên cũng gọi là cày gãi. Cày hay đầu luống cày thì gọi là cày đễu. Vì hai trâu nên chúng phải cùng chuồng không đánh nhau thì mới phối hợp nhịp nhàng được và người đi bừa cũng phải rất khỏe mới được.
Bừa một thường có 11 răng bằng sắt hình vuông hoặc cũng có thể tròn, có nhà thì răng bừa cũng bằng gỗ nhưng hay bị gãy khi va vào đá. Đám ruộng nào có đá ngầm, đá nổi thì người đi cày bừa đều đã thuộc làu. Bừa có tay bừa, gọng bừa; bừa đơn thì có hai gọng có mấu ở đầu để buộc bộ thiếu cày từ cái cày sang. Bừa có ít bộ phận hơn và chế tác cũng đơn giản hơn, cái bừa làm bằng gỗ tốt như nghiến, lý, bào tròn và có khuy sắt ở hai đầu cho khỏi bị vỡ, giữa gọng bừa và cái bừa có bộ phận để gìm lại với nhau cho khỏi gẫy gọng bằng sắt uốn hình chữ V. Tuy nhiên cũng có cái bừa hoàn toàn bằng gỗ, tre và dây rừng chả có tí sắt nào chỉ trừ cày thì bắt buộc lưỡi cày phải bằng gang thì mới sắc được.
Giờ thì người làng Chiềng đã cày máy rồi
Đó là nghề gia truyền nhà y, từ cha đến anh y, chị y...đều làm nghề hay có ý định làm nghề giáo. Nó đến rất tự nhiên chứ cũng chẳng hẳn là say mê, đam mê gì cả, có khi cũng chỉ là bát cơm manh áo. Rồi thì y đi học Đại học sư phạm (chính quy và điểm cao hẳn hoi nhé) nhưng cũng có lẽ là lại vì bát cơm manh áo mà y lại làm cú bẻ lái xô đẩy tình cờ dẫu rằng vẫn ít nhiều liên quan. Dẫu vậy thi thoảng y vẫn được mời lên lớp hoặc tự bày ra lớp để lên.
Và hôm nay y lại được mời lên lớp, và y nhận lời cho đỡ ...ngứa nghề