Người theo dõi

Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

Bản Lải, những kỷ niệm

Hồ chứa nước Bản Lải nằm ở vị trí thượng lưu sông Kỳ Cùng phát nguyên từ huyện biên giới Đình Lập rồi chảy qua nội địa huyện Lộc Bình từ xã Tĩnh Bắc, Sàn Viên, Khuất xá. Dự án hồ thủy lợi chứa đến trên 160 triệu m3 nước lớn nhất nhì miền Bắc cho đến thời điểm này đã được các nhà khoa học thai nghén từ đầu những năm của thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Họ đã nghiên cứu nhiều năm và chọn vị trí như hiện nay. Tuy nhiên, do chiến tranh liên miên rồi điều kiện kinh tế chưa cho phép nên tận đầu thế kỷ XXI ý tưởng ấy mới được khởi động lại với một dự án con đập bê tông nằm địa bàn thôn Bản Lải, xã Khuất Xá được chủ trương đầu tư. Đập ở thôn Bản Lải nên hồ chứa nước có tên là Bản Lải. Tất nhiên hiện nay Bản Lải đã ở dưới lòng hồ và cái tên hóa thân cho công trình thủy lợi còn thôn Bản Lải chỉ chờ HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết giải thể và xóa tên theo thủ tục hành chính. 

Chủ trương từ năm 2007 nhưng rồi cũng lại do nhiều lý do khách quan mà chủ yếu là vấn đề "đầu tiên" là ngân sách nên tận tháng 10/2018 công trình mới được khởi công với đập bê tông công nghệ đầm lăn hiện đại, dung tích hồ trên 160 triệu m3 gồm các thôn Bản Lải, Pò Ngòa của Khuất Xá, Co Cai của Sàn Viên và các thôn Tằm Hán, Tằm Pất, Bản Quyêng, Bản Hu, Pò Choong của Tĩnh Bắc, trên nữa là xã Bính Xá của ĐÌnh Lập nhưng chủ yếu lòng hồ nước dâng ở cao trình 305m là ở huyện Lộc Bình. Nên nhớ là khi nút cống dẫn dòng (Hoành triệt) thì mức nước chỉ ở cao trình 255m

Ngày 20/10/2018 khởi công dự án tên chính xác là dự án Hồ chứa nước Bản Lải giai đoạn 1, tỉnh Lạng Sơn được phê duyệt tại Quyết định số 1511/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/10/2017 do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký với một số nội dung chính là:

Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Bản Lải giai đoạn 1, tỉnh Lạng Sơn với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Địa điểm thực hiện: Huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

2. Mục tiêu đầu tư:

- Chống lũ tiểu mãn và lũ sớm, giảm lũ chính vụ cho thành phố Lạng Sơn và vùng phụ cận với tần suất P=1%.

- Cấp nước tưới cho 2.045 ha đất canh tác, tạo nguồn cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, đảm bảo dòng chảy môi trường, kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát điện.

3. Quy mô đầu tư:

- Xây dựng hồ chứa nước có dung tích khoảng 164 triệu m3. Các hạng mục chính bao gồm: đập ngăn sông, tràn xả lũ, cống lấy nước và các công trình phụ trợ.

- Hệ thống kênh tưới.

4. Loại, cấp công trình và nhóm dự án:

a) Loại, cấp công trình: Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, cấp II.

b) Nhóm dự án: Nhóm A.

5. Tổng mức đầu tư dự kiến: 2.998,5 tỷ đồng (Hai nghìn, chín trăm chín mươi tám tỷ, năm trăm triệu đồng).

6. Cơ cấu nguồn vốn:

- Vốn trái phiếu Chính phủ đã bố trí và triển khai thực hiện giai đoạn trước năm 2015 là 36,5 tỷ đồng;

- Vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020 là 2.962 tỷ đồng (chưa trừ tiết kiệm 10%) để đầu tư hoàn thiện cụm công trình đầu mối và hệ thống các kênh chính (bao gồm giải phóng mặt bằng lòng hồ).

7. Thời gian và tiến độ thực hiện: 5 năm (từ năm 2017 đến 2021).

Khởi công được 10 ngày thì y được bổ vào tri nhậm ở Lộc Bình (01/11/2018). Gần 3 năm gắn bó với Lộc Bình cũng là từng ấy thời gian y lăn lộn với Bản Lải từ lúc đào móng đến nay cũng đã gần xong giai đoạn 1. Kỷ niệm vui buồn, lo âu, mừng  vui, căng thẳng, ức chế...có đủ, tóm lại là tất cả các cung bậc cảm xúc cùng Bản Lải.

Ghi lại bằng hình ảnh vậy


Phần đế móng

 


 Đế móng đập cuối năm 2018






 



 





Trồng cây đa lưu niệm khi mới khởi công Nhà quản lý


Nhà quản lý khi đã đưa vào sử dụng (Cây đa phía sau Miếu thổ công)







Cánh đồng dưới chân dãy núi Mẫu Sơn





Tháng 5/2020





Bản Lải đêm hôm bảo vệ thi công tháng 5/2020


Đối thoại tuyên truyền thuyết phục bà con nhân dân để nhà thầu thi công kịp tiến độ



Kiên trì thuyết phục


Nhân dân kiến nghị tại hiện trường


Khu vực thi công thu dọn lòng hồ được bảo vệ nghiêm ngặt


Trả lời phỏng vấn kết quả giải quyết kiến nghị của nhân dân




Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp và Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu kiểm tra tiến độ công trình




Bắt đầu nút cống chặn dòng tích nước



Cao trình 295 (mực nước chết) , còn 10 m nữa mới ở mức cao nhất


Đầu thôn Bản Quyêng trước khi tích nước. Sau khi tích nước thì hầu hết không gian trong ảnh sẽ chìm đưới lòng hồ



Ngôi nhà xa xa nhất của ảnh trên nay đã ngập đến sân, (ảnh dưới) khi tích nước đủ công suất thì ngôi nhà này sẽ chìm dưới lòng hồ


Nhà ven sông cũng đã dần ngập


Trước và sau khi tích nước


Trước


...và sau




Thôn nay đã nằm dưới đáy lòng hồ Bản Lải










Bến thuyền gần đập


Qua đoạn Bản Hu

 





Hồ tích nước đến mực nước chết












Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021

Cha già con cọc

 Thai nghén từ những năm cuối của thế kỷ trước ấy vậy mà tận mới đây y mới cho ra đời đứa con tinh thần đầu tiên, đúng là "cha già, con cọc". Dẫu sao cũng được an ủi rằng cũng có một số ít người quan tâm đến

Đối với y thế là phấn khởi lắm lắm rồi 


Bìa sách rất bắt mắt, khuôn khổ 14 x 20 cm


Sách xuất bản năm 2020, số lượng 300 cuốn



Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

Bầu cử và trúng cử

 Mùa bầu cử năm nay y đã cầm trên tay 7 cái Thẻ cử tri chưa kể cái đầu đời năm 1989 đã không giữ được. 7 cái thì có 1 cái thẻ năm nay không sử dụng đến vì y được cấp ở nơi cư trú nhưng lại đăng ký đi bầu ở địa bàn công tác cho tiện.

Hai cấp ứng cử y cũng đều trúng, cơ mà hồi hộp phết!

Y bỏ lá phiếu đầu tiên ở khu vực bỏ phiếu số 2 thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình



Thẻ cử tri được nhà đài khoe trên truyền hình





Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2021

"Trâu bò được ngày phá đỗ...

 Xưa thì mẹ y hay nhắc câu thành ngữ mỗi khi nhà có giỗ chạp: "Trâu bò được ngày phá đỗ, con cháu được ngày giỗ ông" ấy là khi đói kém thì ngày giỗ là bọn trẻ con rất thích (Có khi cả một số người lớn) vì ngày đó không phải ra đồng hay đi trâu, cắt cỏ, sai việc vặt mà chỉ ở nhà chờ xong cỗ, hương tàn là chén thôi, chén thật lực nào là gà, là xôi, hoa quả, quà, bánh thả cửa.

Năm nay giỗ ông ngoại của y ở làng Lê Xá, xã Đa Tốn, Gia Lâm Hà Nội, nếu không nhầm thì là lần thứ 41 y mới được về dự, y chưa bao giờ được gặp ông ngoại khi ông còn sống và cũng chẳng được dự đám tang ông cũng như giỗ suốt những năm sau đó vì ngày xưa nghèo khó, đường xa, đi lại khó khăn không có phương tiện và nhà đông con nên chẳng bao giờ đến lượt y, khi ông còn sống thì hết chiến tranh chống Mỹ lại chiến tranh chống Tàu mà y còn quá nhỏ nên chỉ biết ông qua lời kể của mẹ y

Năm nay cả hai vợ chồng y mới về quê thắp hương nhân ngày giỗ ông 13/3 Tân Sửu


Cô Đắc em của mẹ nay cũng trên 80 và cũng còng chẳng kém gì mẹ (Nhà ngoại y từ xưa cứ con gái thì gọi là cô tuốt)


Cậu Tài và cô Đắc



Bác Dung và giai út của bác


Với anh Võ và chị Phương ở nhà ngày xưa của cụ đã từng bị Đội CCRĐ tịch thu gần đây mới chuộc lại



Phòng khách nhà cậu Tài



Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

Lớp C PTTH Võ Nhai ngày ấy

 Thấm thoắt đã 34 năm lớp 12 C PTTH Võ Nhai (Nay là THPT Võ Nhai) ra trường. Y ngay sau đó đi học và tha phương cầu thực tận một tỉnh biên giới và nay lại vào một huyện biên tái xa xôi. Cũng vài bận bọn bạn tổ chức họp lớp, họp khóa nhưng y vì xưa đường xá xa xôi, đi lại khó khăn, nay đường xá dễ đi lại chủ động xe pháo nhưng bận quá nên năm nay mới về được.

Khoảng 40 đứa xưa kia  nay chỉ được hơn nửa chút

Nhiều đứa đã già, có thằng chưa vợ, có thằng đã kịp lấy lần thứ hai. Nhiều đứa cả y và chúng nó cũng không nhận ra nhau, nhiều đứa đã quên tên, mới có hơn 30 năm nhưng vì không gặp và không có gì ấn tượng đặc biệt cho lắm nên quên, có đứa chỉ học hết lớp 10 thì đã bỏ học.

Rất vui vẻ và cười đùa như những ngày xưa.

Tụi bạn đề xuất sang năm họp tại Lộc Bình. Tốt quá, trân trọng mời các bạn


Bây giờ và ngày xưa

Quán cơm nhà bạn La Tuấn Hạc 18/4/2021



Hang Phượng Hoàng 18/4/2021


Đầu hồi lớp 11C ngày 06/3/1986 (Hôm đó y nghỉ nên không có mặt)


Y về thăm U



Thứ Hai, 5 tháng 4, 2021

Tiếng gõ cửa

Công tác lâu năm nghe tiếng gõ cửa cũng rất thú vị các cụ các mợ nhé. Có người đi hùng dũng gấp gáp đến cửa rồi đưa tay gõ cửa vang dồn dập, kiểu này có vị lãnh đạo đã than phiền, nhận xét với y rằng thằng đó nó đập cửa chứ không phải gõ cửa, đó thường là người vai u thịt bắp hoặc kém tinh tế. Có người đến gần cửa phòng thì tiếng giải chậm lại như nghe ngóng, thăm dò đến gần cửa lặng đi vài giây rồi mới thấy 3 tiếng gõ rất nhẹ. Có người lại ngập ngừng đưa tay lên rồi lại buông xuống rồi lại đưa tay lên lần thứ 3 mới gõ, tiếng gõ nhẹ nặng khác nhau, rụt rè.... Cò người đi khoan thai đến cửa gõ vừa phải dứt khoát 3 tiếng rồi chờ chủ nhân mời vào. Lại có người đến gõ cửa rồi xoay tay nắm vào luôn, loại này có khi gặp tình huống khó xử nhưng thường là cấp trên, người rất quen thân hoặc một ông vô tâm, vô ý. Có người không gõ cửa mà lại gọi khẽ như gió thoảng, chủ nhà không nghe rõ và không mời hoặc mở cửa thì họ lại lặng lẽ rút lui. Có người lại cứ chờ chủ ra mở cửa thì mới vào.

Có người thì gõ rồi, chủ nhà mời rồi nhưng lại cứ chờ chủ ra mở cửa dù rằng không hẹn trước. Có người chỉ gõ đúng một tiếng nhưng có người gõ 3 tiếng hoặc hơn nhưng thường là 3 tiếng, 1 hồi và có người thì gõ hai, ba hồi liên tiếp, người đó là thân quen hoặc có ý trêu đùa. Có người gõ trên cao, có người gõ thấp, có người gõ vừa tầm thắt lưng có người gõ bên trái, có người gõ bên phải. Thường thì người ta nắm hờ tay phải (hoặc tay thuận) gõ bằng 1 hay 2 đỉnh đốt ngón tay giữa và ngón đéo nhẫn, người cục súc thì giáng cả nắm đấm vào cửa (Loại này rất ít nhưng không phải là không có), có người lại gõ bằng đầu ngón trỏ và có người lại tiện cái gì trên tay thì gõ bằng cái đó. Có người đến trước cửa phòng rồi lại quay đi vài bước rồi lại quay lại gõ cửa. Có người đứng trước cửa nghe ngóng xem có khách nói chuyện hay điện thoại trong phòng hay không rồi mới gõ cửa.

Ngày nay có người đặt camera tại cửa để xem có muốn tiếp khách hay không, có người lắp chuông nhưng tiếng chuông thì rất vô hồn và không "đoán" được khách là ai. Công tác lâu năm cũng nhận biết được đến 90% tiếng gõ cửa của người trong cơ quan.

Lại có chuyện tiếu lâm là nghe tiếng gõ rất thấp sát nền thì là người ta gõ bằng gót giầy vì hai còn tay bê quà vào các dịp lễ tết!!!

Tiếng gõ cửa cũng thú vị ra phết!



Thứ Năm, 11 tháng 3, 2021

Tháng 3 ngày 8

 Đó là câu thành ngữ xưa chỉ lúc giáp hạt, đói kém

Giờ thì người ta chỉ hay quan tâm đến ngày dương nhưng tháng 3 ngày 8 cũng là sự kiện rất ồn ào do cái thói phú quý sinh lễ nghĩa

Anh giáo làng Chiềng thì chả mấy bận tâm

thôi thì kể vài công việc tháng 3 qua ảnh






Thứ Tư, 17 tháng 2, 2021

Ngày đầu tiên năm mới đi làm

 Hôm nay ngày 17/2 tức 6 tháng Giêng năm Tân Sửu, ngày đầu tiên đi làm. Cũng giống gần 30 ngày đầu tiên đi làm như đã, có điều năm nay đi làm khi các tỉnh xung quanh có dịch Covid - 19 khi loài người vẫn loay hoay chưa khống chế được nó.

Một năm mới cũng đầy thử thách và sẽ có nhiều pha hồi hộp lẫn những đối diện đau đầu đã nhìn thấy trước

Thôi nào ta lại lấy đà để vượt qua, dù sao thì 2020 cũng không đến nỗi tệ lắm, tạo đà cho 2021 con trâu vàng mới... thử xem chó với trâu chơi với nhau thế nào...

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2021

Cơ may hiếm có

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, y có cơ may được tham dự, mặc dù cũng qua mấy vòng bầu bán nhưng đúng là cơ may bởi khe cửa lọt vào là rất rất hẹp bởi y không nằm trong BTV và một trong số ít UVBCH. 5 năm mới có một kỳ và hẳn nhiên kỳ sau khó có cơ hội nữa.

Để vài tấm ảnh đây làm kỷ niệm












Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

Chào năm mới 2021

 Hình như khi càng có tuổi thì thời gian càng trôi nhanh hơn thì phải, cảm thấy tiếc thời gian và sức khỏe đã qua cái thời hoàng kim. Ngoảnh đi ngoảnh lại đà đã ngoại ngũ tuần.

Tuổi này bắt đầu qua thời sung sức nhất, bắt đầu chín chắn nhiều, những niềm vui bình yên thay cho những niềm vui bươn trải, bứt phá, tính tình cũng lắng dần

Sang năm mới thấy nhiều ánh sáng phía trước hơn

Hy vọng và chắc chắn là như thế năm nay sẽ hanh thông mọi sự.

Nhà quê làng Chiềng ngày đầu năm



Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2020

Bước qua tuổi 50

 Vậy là y đã bước qua tuổi ngũ tuần 

Thời gian sao mà nhanh mới ngày nào còn là chàng trai mới ngoài 20 trên răng dưới cát-tút tay trắng nhảy xe khách Ba Đình lên miền biên ải để start-up. Thấm thoắt từ cậu trai lên trung niên, rồi có người gọi chú, gọi bác, trong họ có đứa gọi ông rồi. Ngũ thập nhi tri thiên mệnh, ta già rồi chăng?.



Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Năm thứ 3

 Vậy là đã tròn 2 năm và đến hôm nay thì y đã tri nhậm Lộc Bình sang đến năm thứ 3, thời gian trôi nhanh thật. Mới ngày nào bỡ ngỡ nơi này thì nay đã thân quen từng địa bàn, từng cán bộ. Những khó khăn khi chuẩn bị vào đây mà mọi người chia sẻ thì nay cũng đã trải, rồi từng bước, từng bước vượt qua.

Hy vọng mọi điều thật tốt đẹp sẽ đến với mảnh đất tươi đẹp và người dân hồn hậu nơi đây.



Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

Về quê

 Từ ngày bỏ làng ra đi, y không phải là có bạc trăm mới về như lời nguyền của con trai lão Hạc mà xưa thì thưa hơn và gần đây có về nhiều hơn vì mẹ y đã già.

Lần này y về quê còn mang ý nghĩa khác là đại diện cho một huyện về thăm huyện nhà

Bạn bè gặp lại thuở học sinh cấp 3 cũng có, cao cấp lý luận cũng có và cả bạn đồng nhiệm đến mấy lần.


Chú em đồng nhiệm PVP Đoàn ĐBQH, CVP HĐND và giờ là BTHU








Chụp ảnh lưu niệm 3 huyện với TB DV Tỉnh ủy Lạng Sơn và cũng là đồng môn 1988-1992


Sinh viên Văn, Sử, Địa ĐHSP Việt Bắc 1988-1992 nay đã sắp thành các cụ ông, cụ bà


Bí thư 3 huyện



Bí thư 2 huyện



Bạn bè gặp lại



Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

Tháng Mười

 Bao giờ cho đến tháng Mười

Bát cơm đầy ắp con cá chuồi nằm ngang

Từ bé y đã nghe câu ca dao ấy cứa vào lòng một hoàn cảnh đói khát lúc giáp hạt, chỉ mong đến mùa gặt có cơm, có cá đút vào mồm, thời đói khát chắc đầu óc cũng chỉ nghĩ đến cái ăn thôi. Giờ thì không còn đói khát cái dạ dầy nữa nhưng xã hội lại bắt đầu đói khát sự no đủ giàu sang, đói khát thông tin, đói khát sức khỏe thậm chí đói khát cả sự tử tế, chân thành.

No cơm nhưng lại đói nhiều thứ quá!

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

19 năm, từ nhân viên tuyên truyền đến đại biểu chính thức

 Năm 2001 là năm diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XIII, y còn là nhân viên phục vụ việc tuyên truyền cho Đại hội, 19 năm sau y là Trưởng Đoàn đại biểu huyện Lộc Bình dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, một bước tiến ngắn với quãng đường khá dài, không ít gian nan và lận đận.

http://baolangson.vn/chinh-tri/313982-danh-sach-ban-thuong-vu-tinh-uy-lang-son-khoa-xvii.html

Phù hiệu Đại hội XIII không phân biệt bằng chữ Phục vụ hay Đại biểu mà chỉ có 2 loại màu đỏ và màu xanh, màu xanh cho phục vụ, khách mời và phóng viên, màu đỏ là của Đại biểu chính thức, cũng không ghi thời gian diễn ra Đại hội như bây giờ


Phù hiệu Đại hội đẹp hơn thẻ giấy năm trước 

Từ phục vụ vòng ngoài đến đại biểu chính thức


Chúc mừng tân UVBCH  Đảng bộ tỉnh (Tóc ít quá rồi, he he)
https://nongnghiep.vn/ra-mat-ban-chap-hanh-dang-bo-tinh-lang-son-khoa-xvii-d273928.html




Nhà khách A1 vừa khai trương đưa vào sử dụng



TP Lạng Sơn nhìn từ tầng 8 Nhà khách A1


Văn nghệ mừng thành công Đại hội
 




Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

Mùa khai trường ở trường huyện năm xưa

 Trường PTTH Võ Nhai (nay là THPT Võ Nhai) ngày xưa trước năm 1982 vẫn gọi là trường cấp III đóng ở làng Nà Kháo xã Phú Thượng, sau đó chuyển về làng Đồng Chăn ngày nay. Lúc đó 100% vẫn và nhà tranh vách đất do các thế hệ học sinh và phụ huynh góp công sức, cây que, cỏ tranh hoặc nứa đan để lợp thì lấy trên rừng, tường rào thì bằng trà tre, cuối năm học lại hô hào học sinh lấy trà rong vây kín cả cổng. Dù 5/9 mới khai trường nhưng học sinh thì khoảng 15 tháng tám đã phải đi lao động, chủ yếu là làm trường lớp, đóng gạch, đào ao, nung vôi...toàn công việc nặng nhọc mà rất ít tai nạn hay đánh nhau, các sự cố học đường như bây giờ. Khai giảng cũng đơn giản chẳng có văn nghệ, bóng bay gì cả sau khi thầy Hiệu trưởng phát biểu, đánh trống rồi lãnh đạo huyện nếu có, em học sinh lên dăm câu ba điều là kết thúc ngắn gọn, chẳng có đón chào học sinh mới rườm rà cũng không có phần hội đằng sau hay trưng bày gì cả, xong là về và hôm sau là đi học và vẫn mỗi tuần có 1 buổi hay 2 buổi chiều lao động nhưng chẳng ai kêu ca gì cả.


Trường và lớp 11C của y đây (08/3/1986) nhưng rất tiếc hôm chụp ảnh thì y lại nghỉ nên không có mặt trong ảnh. Trong ảnh có cô Hằng dạy Toán giáo viên chủ nhiệm và cô Nhung dạy Văn (Vợ thầy An dạy Thể dục) và giáo sinh thực tập Ngọc Thuyên người Lạng Sơn và Kim Loan người Cao Bằng. Nơi chụp ảnh là khe lên đồi giữa lớp 11 C trong ảnh và lớp 11D nhìn thấy cái cột hiên




Và trường THPT Võ Nhai bây giờ