Người theo dõi

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

Sông kia rày đã nên đồng...

Cuộc sống xã hội phát triển âu cũng là lẽ thường tình nhưng có những cái phát triển khiến ta không ngờ và cũng có phần tiếc nuối. Vài năm trước y ra Bãi Cháy thấy bờ biển trải dài từ đoạn Tuần Châu đến phà Bãi Cháy, bằng đi 2, 3 năm không ra thấy nơi đây đã bị lấn biển thành khu vui chơi giải trí quy mô của Công ty cổ phần tập đoàn Mặt trời ( SUNGROUP), dọc bờ biển đã bị che lấp bởi các dãy nhà 2 tầng giả cổ như ở Hội An và rất nhiều cửa hàng có chữ Trung Quốc để đón số lượng lớn du khách từ đất nước trên tỷ dân này, đi mãi chưa thấy đường ra biển và không biết có còn không hình như cũng giống Nha Trang Khánh Hòa và Nam Ô Đà Nẵng, nghe đâu chính quyền đang yêu cầu làm đường vành đai ngoài biển để dân còn có đường ra biển. Trước thì từ các khách sạn ven đường đi vài bước chân là xuống biển.
Bông nhớ mấy câu thơ trong bài Sông Lấp của Trần Tế Xương:
"Sông kia rày đã nên đồng 
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai 
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai 
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò"

Bãi Cháy 1990




Bãi Cháy năm 2015




Và Bãi Cháy 2018, từ khách sạn nhìn ra biển trở nên xa vời, cái giá cho sự phát triển. Muốn tắm thì ra Vân Đồn thôi, mà Vân Đồn trở thành đặc khu, thương cảng thì biển cũng hết







Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Nỗi sợ hãi mang tên DƯ LUẬN

Khỏi nói ai cũng biết tác dụng của mạng xã hội thế nào, nó làm con người ta xích gần nhau hơn, chia sẻ nhiều hơn, tạo ra dư luận tích cực công bằng và minh bạch hơn. Tạo ra một thế giới phẳng... Tuy nhiên nó là con dao hai lưỡi nếu không bình tĩnh suy xét có khi bị đánh lừa chạy theo tâm lý đám đông. Có những vụ nếu không có dư luận mạng xã hội thì có lẽ sự việc nó chưa đi xa như thế như vụ cô giáo bắt học sinh súc miệng bằng nước lau bảng sau đó mới cho đi súc miệng bằng nước sạch.
Giờ thì đọc báo người ta chỉ thấy nói là bắt uống nước giặt giẻ lau thôi, các chi tiết toàn cảnh không thấy nói đến.
Cô giáo cũng đã đến nhà xin lỗi và gia đình cũng thông cảm bỏ qua, cháu bé rồi cũng quên đi như một kỷ niệm sâu sắc thuở học trò mà ngày bé đi học bọn y cũng gặp đầy tình huống như vậy. Giờ đây sự việc dồn cô giáo bị thôi việc và đứng trước nguy cơ có thể bị gia đình cháu bé gửi đơn đề nghị cơ quan chức năng xem xét hành vi của cô có vi phạm pháp luật hay không nữa, chuyện ngày càng to!. Cháu bé cũng vì người lớn mà tâm lý bị căng thẳng thêm, cô giáo con nhỏ cũng suy sụp. Có nhất thiết dư luận phải căng thẳng thế không khi mà ngoài kia người ta vẫn cho nhau ăn uống nhiều thứ độc hại gấp ngàn lần cốc nước có pha nước giặt giẻ lau đó? Có thấy ai bị lên án hay không? Thậm chí chúng ta vẫn vô tư, tự nguyện nốc các thực phẩm bẩn đó hàng ngày. Báo chí sáng nay cũng vừa đăng có thuốc trị ung thư làm từ bột than tre đấy, bao nhiêu người đã uống nó???. Ngoài đời người ta vẫn cắn xé nhau trực tiếp và vô hình khốc liệt và dã man hơn thế nhiều cho dù nó đã được đánh tráo khái niệm và ẩn dưới nhiều chiêu bài tinh vi bẩn thỉu khác. Hỡi ôi lòng người sao quá điêu ngoa, tham lam, tàn ác!
Tại sao thế? Trả lời tôi đi nếu ai biết!

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình

Tháng tư về cũng là chẵn 15 năm anh giáo làng Chiềng rẽ ngang nghề thư lại dù rằng do ngứa nghề nên y vẫn là giảng viên thỉnh giảng của một trường trên cấp 3 nhưng dưới đại học của tỉnh.
"Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình", 15 năm cho y nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm và được đặt chân lên nhiều mảnh đất không chỉ ở Việt Nam.
15 năm là một chặng đường khá dài, vui buồn, gian khó ngọt bùi đủ cả. Đã đến lúc y nghĩ đến phải rẽ tiếp để đi tới!


Cho dù gì thì y vẫn không bỏ việc đứng bục