Người theo dõi

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Ảnh đẹp sông nước Cần Giờ

Ảnh ở khu bảo tồn đước Cần Giờ đây, đẹp không? (Mangroves Nature Reserve)

Trời trong, nước xanh...


Cano xé nước..


Lênh đênh rừng đước

Xuống ca nô ra đảo khỉ


Tiến về phía trước

Đường vào khu du lịch sinh thái rừng đước


Mrs Diep
Police Colonel

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Côn Đảo




2014


Chùa Vân Sơn, Côn Đảo Mùa thu 2014


Làm chùa, tô tượng, đúc chuông là những việc nên làm. Y chả làm được thì đứng cạnh chuông vậy


Thỉnh chuông


Miếu thờ Bà Phi Yến

(Gió đưa cây cải về trời,
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay)


Khách sạn Sài Gòn - Côn Đảo



Tạm biệt Côn Đảo, biết bao giờ gặp lại





Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Suối Tiên và Hầm Thủ Thiêm

Đó là những nơi mà y vừa đặt chân tới

Tập lái xe để nay mai lỡ có thất nghiệp thì đi làm thuê 




Fish massage


Cá sấu chúa!


Chuẩn bị qua hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn




Đồng nghiệp






Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Côn Đảo, ngày ấy - bây giờ

Ngày ấy - bây giờ là đối với y thôi chứ nội câu ấy có mà viết hàng ngàn trang sách cũng chưa hết quá khứ lịch sử bi hùng của dân tộc nói chung và Côn Đảo nói riêng.
Hầu hết du khách và cán bộ đi công tác ngoài Côn Đảo đều ra viếng mộ Cô Sáu vào lúc nửa đêm. Rất đông người lặng lẽ viếng. Lần trước y ra người ta chỉ viếng ban ngày nhưng nay thì viếng ban đêm vì họ truyền tai nhau rằng viếng Cô Sáu ban đếm rất linh. Đồ viếng không thể thiếu hoa huệ trắng và gương, lược, nón lá.
Lần này ra có thêm công trình mới là chùa Vân Sơn (Vân Sơn tự) trên đình núi nhìn ra eo biển rất thơ mộng và Bảo tàng Côn Đảo do Hà Nội  tặng, to hoành tráng và trưng bày rất hiện đại hấp dẫn nhìn ra biển và đối diện đền thờ Nữ Liệt sỹ anh hùng VÕ THỊ SÁU

Trong ảnh là cảnh người dân viếng mộ Cô Sáu lúc nửa đêm ngày 05/9/2014.
Nhiều người từ Hà Nội và khắp các tỉnh mua hoa từ đất liền chỉ một lòng ước vọng được đến và viếng Cô Sáu vào thời khắc rất linh thiêng. Ban Tổ chức phải kê hai cái bàn sắt bên cạnh mộ vào ban đêm để có chỗ cho người dân đặt lễ. Nghĩa trang được thắp sáng bằng đèn điện và các ngọn nến năng lượng mặt trời ở từng mộ và những nén hương thơm làm cho Nghĩa trang thêm linh thiêng huyền ảo, chắc các anh hùng liệt sỹ và nhân dân nằm dưới đó phần nào mát mẻ.


Di tích Cầu tàu nơi địch tra tấn và giết hại 914 người tù chiến sỹ cách mạng



Bảo tàng Côn Đảo




Ngày ấy-tháng 01/2009


Bây giờ, tháng 9/2014, vẫn nhà ga ấy nhưng tên Côn Sơn đã thay bằng Côn Đảo (Khởi thủy là sân bay Cỏ Ống ở làng chài Cỏ Ống) Nhìn qua thấy có thêm chữ GA ĐI và các chậu cây cau cảnh và bậc thềm óp gạch màu đỏ, ngaoì ra không có gì khác so với 5 năm trước đây)





Biển đảo quê hương dưới cánh máy bay


Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Nhà Bè nước chảy chia hai, ai về Gia Định Đồng Nai thì về

Chả là y vừa đi Nhà Bè, Cần Giờ, Suối Tiên về. Y đặt cục gach đây đã, đi chơi Trung thu về viết sau
Qua phà sang sông đến với huyện (đảo) Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh

Tiếp....
Các lãnh đạo huyện Nhà Bè cho hay Nhà Bè xưa là vùng nông thôn, đường xá cách trở nhưng nay đã thông thoáng và kinh tế phát triển với nhiều khu công nghiệp, khu đô thị. Nhiều nơi xưa là sình lầy thì nây đất cũng có giá trên 10 triệu đồng. Khu tổ hợp ăn uống Bình Xuyên, Tháp Ngà rộng mênh mông đến nỗi khách phải đi xe dạng như xe điện ta vẫn thấy nhưng chạy bằng máy nổ dẫn tới các bàn ăn xung quanh hồ nước. Giữa hồ là một nhà hàng đặc biệt hình con tàu mang tên Trường Sa được xây dựng từ sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam để tỏ lòng ủng hộ và cũng là quyên góp ủng hộ Trường Sa. Khi mới khánh thành mỗi rthực khách ngoài tiền ăn thì ủng hộ 1 triệu và thấy rất nhiều cái tên quen thuộc đã góp tiền...
Hết Nhà Bè qua phà là đến Huyện Cần Giờ. Diện tích tự nhiên của huyện này chừng non nửa của TP Hồ Chí Minh, phần còn lại thì non nửa của Củ Chi và các huyện, quận khác chiếm phần còn lại.
Xưa, đây là vùng đất hoang vu, sình lầy sau giải phóng chính quyền cho lấy giống cây đước từ Cà Mau về trồng nay đã có hàng vạn ha xanh tốt. Con đường rộng rãi có đèn đường có hoa trồng giữa dài mấy chục km chỉ tưởng có trong mơ vì bao đời nay nhiều người dân chỉ quen sống kênh rạch chưa bao giờ nhìn thấy cái ô tô. Lúc mới giải phóng Cần Giờ là một cái đảo hoang vu muốn ra đó phải đến Vũng Tàu rồi đi tàu vào huyện. Đã có tàu của cán bộ ra đảo bị cướp để vượt biên, sau đó chính quyền cảnh giác hơn. Là vùng sình lầy nên vật liệu và công nghệ cũng rất khó khăn hơn các vùng khác, phải đổ đất rồi xăm các ống sắt rỗng cho nước và bùn sùi lên đảm bảo ổn định mặt bằng. Cần Giờ rất nhiều ngao, nghêu và giống cá chìa vôi, cá dứa chỉ sống ở vùng này và ăn tươi mới ngôn mà lại không thể vận chuyển đi xa vì lên khỏi nước là cá chết. Đến Cần giờ bạn nên ăn hai thứ cá này.
Cần Giờ có Khu du lịch sinh thái Dần Xây, trong đó có đảo khỉ, đầm Dơi nghệ, Đầm Sấu, khu Vàm Sát-di tích lịch sử một thời.
Vào đây y cũng gặp cháu họ nay là đồng nghiệp

Lối vào khu du lịch


Mấy chú khỉ thấy người chạy ra chào


Xuống thuyền đi xem Đầm Dơi, những con dơi nghệ rất to




Lên chòi quan sát