Giữa mùa hè đổ lửa, thủ đô nóng 40 độ; lòng người cũng nóng! Thấy mọi người sôi sùng sục mà y không biết làm cách chi hưởng ứng. Bèn ra đứng cạnh khẩu pháo 14,5mm 4 nòng này để biểu tình thị uy, biểu thị lòng yêu nước hung hăng của y vậy
Nhất định giáo làng Chiềng sẽ có đồng minh cho mà xem!
Cả tên lửa phòng không nữa nhé, đừng đùa!
Rồi ra Sen Tây hồ restaurant thưởng thức
Tìm lại ngày xưa, rơm thì thật mà buffalo là giả đấy
"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Người theo dõi
Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014
Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014
Hạ Long vào hè
Hạ Long vừa mới vào hè đã nóng gần 40 độ, y đi công cán chứ không tắm, vừa xong thì y lại phải cút về ngay làng Chiềng. Lạy trời, rút cục thì mọi sự cũng bình an
Bãi Cháy nắng cháy
Bãi Cháy nắng cháy
Cửa ngõ Cẩm Phả liền với TP Hạ Long
Cầu Bãi Cháy với nhiều bí ẩn khi xây dựng
Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014
Xa quê
Vì tha phương cầu thực nên y cũng phải rời xa làng Chiềng dễ có đến ngót 30 năm. Tuổi ngày mỗi cao, mỗi khi được nghỉ ngơi y lại thấy bâng khuâng, cái bâng khuâng của người xa quê. Lời nguyền "Con đi
chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền,
sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm..." vẫn chưa thành hiện thực, vẫn là cái công nông đầu dọc mới thay thế con trâu ngày nào.
Về làng Chiềng vật đổi sao rời, người bỏ làng ra đi không ít, người nhập cư đến cũng nhiều, bọn trẻ ngoài 20 nếu không là họ hàng thì cũng không biết y và y cũng chả biết con cái nhà nào, được cái là về làng dù chưa quen nhưng họ vẫn chào rất niềm nở thân thiện, đôi người lạ cũng biết tên y có lẽ giống anh em nhà y sống trong làng. Bến nước, bờ tre rất quen thuộc với y nhưng giờ đây cũng đổi khác ít nhiều. Cái nhà Hợp tác xã lâu năm đã dột nát, không ai dám vào đó nữa, cảnh hoang sơ tiêu điều như những năm kháng chiến. Ấy mà một thời hoàng kim của Hợp tác xã nông nghiệp Đông Bắc nơi đây là chốn tụ họp, đại hội, chia thóc, chia phân, chia thịt ...tấp nập như không thể thiếu đối với cuộc sống ngày ấy.
Nhưng, dù có đi ngay lên CHỦ NGHĨA XÃ HỘI thì người làng vẫn là những nông dân với những đặc tính cố hữu của mình. Tranh giành, ghen tỵ, rượu chè..vẫn xảy ra mỗi khi có ăn hoặc cả khi thiếu ăn, mà lại làm thơ nữa mới oách chứ. Y nhớ năm đó chừng 1981, 82 gì đó Đại hội xã viên no say xong thì có xích mích (tất yếu) vậy là có ông có chút thơ phú, xuống dòng một cách hợp lý bèn gửi cho báo Bắc Thái và được đăng lấy bút danh là Xã viên, sau đó xôn xao truyền nhau đọc và bàn tán bán tin, bán nghi xem ai là tác giả. Dù rất lâu nhưng y vẫn nhớ bài thơ châm phê bình có tên:
Bất bình
Bất bình Đông Bắc của ta
Đại hội hợp tác ăn ba ngày liền
Rượu thịt chè chén liên miên
No say hách dịch giả điên đánh người
Sưng mày tím mặt chưa thôi
Còm đe rằng có im thời cho qua
Nếu còn thắc mắc kêu ca
Báo lên Tòa án cho ngồi nhà giam
Hỏi xem việc ấy Đ làm
Cơ quan pháp luật sao đành lờ đi.
Y còn nhớ là có xích mích giữa ông Đ (đã mất) và ông Mùi, hai "đương sự" đọc xong chẳng ý kiến gì nhưng lại làm đau đầu Ban Quản trị Hợp tác xã và chi bộ vì còn sợ cấp trên!
Những xã viên hồi đó chắc ít người còn nhớ chi tiết thú vị này
Ngôi nhà bằng tuổi y, gắn bó cả thời thơ ấu của y vừa được thay lại mái ngói và nâng cao thêm 40cm nữa vì thế nên cầu thAng 7 bậc cũng phải kê cao lên dưới chân
Toàn cảnh ngôi nhà sàn với chuối sau, cau trước, gốc mít bờ tre thân quen
Và đây là ngôi nhà trước khi được thay mái và nâng cao lên
Nắng ban mai buông trên đồi chè sau nhà y
Sàn này trước thường là chỗ ngủ cho khoảng 20 chú bộ đội đi hành quân qua làng Chiềng những năm mới giải phóng và chuẩn bị chiến sự Biên giới, y còn nhớ Chú Điện quê Hải Dương biết đạp máy khâu, chú Vần, cô Mý cấp dưỡng, ban tối chắc nhớ nhà khóc thút thít. Các chú ở Tây Nam ra mang cà phê rang lên rồi lấy vải phin lọc, thơm khắp xóm, cái mùi mà y và bọn trẻ con làng Chiềng chẳng được ngửi bao giờ. Những bột canh, lương khô hấp dẫn vô cùng, thỉnh thoảng các chú vẫn chia cho, chao ôi! sao mà ngon đến thế
Bố còn viết dòng chữ "Không hút thuốc lá trong nhà" nhà trên xiên ngang để nhắc nhở các chú bộ đội vì hồi ấy nhà còn lợp tranh chưa lợp ngói nên sơ sểnh có thể cháy nhà như chơi. Trải ba, bốn mươi năm dòng chữ đã mờ, hình ảnh từng đoàn quân rầm rập qua làng và những chiếc xe Gaz, Giải phóng chỉ còn trong ký ức
Chiếc cối đá để xay gạo, đỗ, ngô... đã hoàn thành sứ mạng lịch sử nay lăn lóc gầm sàn
Chiếc bàn gỗ có tuổi thọ trên trăm năm, điều đặc biệt là ngoài 2 tay kéo bằng đồng là kim loại, tuyệt nhiên không sử dụng cái đinh sắt nào
Niềm vui của mẹ
Công việc thường ngày
Về làng Chiềng vật đổi sao rời, người bỏ làng ra đi không ít, người nhập cư đến cũng nhiều, bọn trẻ ngoài 20 nếu không là họ hàng thì cũng không biết y và y cũng chả biết con cái nhà nào, được cái là về làng dù chưa quen nhưng họ vẫn chào rất niềm nở thân thiện, đôi người lạ cũng biết tên y có lẽ giống anh em nhà y sống trong làng. Bến nước, bờ tre rất quen thuộc với y nhưng giờ đây cũng đổi khác ít nhiều. Cái nhà Hợp tác xã lâu năm đã dột nát, không ai dám vào đó nữa, cảnh hoang sơ tiêu điều như những năm kháng chiến. Ấy mà một thời hoàng kim của Hợp tác xã nông nghiệp Đông Bắc nơi đây là chốn tụ họp, đại hội, chia thóc, chia phân, chia thịt ...tấp nập như không thể thiếu đối với cuộc sống ngày ấy.
Nhưng, dù có đi ngay lên CHỦ NGHĨA XÃ HỘI thì người làng vẫn là những nông dân với những đặc tính cố hữu của mình. Tranh giành, ghen tỵ, rượu chè..vẫn xảy ra mỗi khi có ăn hoặc cả khi thiếu ăn, mà lại làm thơ nữa mới oách chứ. Y nhớ năm đó chừng 1981, 82 gì đó Đại hội xã viên no say xong thì có xích mích (tất yếu) vậy là có ông có chút thơ phú, xuống dòng một cách hợp lý bèn gửi cho báo Bắc Thái và được đăng lấy bút danh là Xã viên, sau đó xôn xao truyền nhau đọc và bàn tán bán tin, bán nghi xem ai là tác giả. Dù rất lâu nhưng y vẫn nhớ bài thơ châm phê bình có tên:
Bất bình
Bất bình Đông Bắc của ta
Đại hội hợp tác ăn ba ngày liền
Rượu thịt chè chén liên miên
No say hách dịch giả điên đánh người
Sưng mày tím mặt chưa thôi
Còm đe rằng có im thời cho qua
Nếu còn thắc mắc kêu ca
Báo lên Tòa án cho ngồi nhà giam
Hỏi xem việc ấy Đ làm
Cơ quan pháp luật sao đành lờ đi.
Y còn nhớ là có xích mích giữa ông Đ (đã mất) và ông Mùi, hai "đương sự" đọc xong chẳng ý kiến gì nhưng lại làm đau đầu Ban Quản trị Hợp tác xã và chi bộ vì còn sợ cấp trên!
Những xã viên hồi đó chắc ít người còn nhớ chi tiết thú vị này
Ngôi nhà bằng tuổi y, gắn bó cả thời thơ ấu của y vừa được thay lại mái ngói và nâng cao thêm 40cm nữa vì thế nên cầu thAng 7 bậc cũng phải kê cao lên dưới chân
Toàn cảnh ngôi nhà sàn với chuối sau, cau trước, gốc mít bờ tre thân quen
Và đây là ngôi nhà trước khi được thay mái và nâng cao lên
Nắng ban mai buông trên đồi chè sau nhà y
Sàn này trước thường là chỗ ngủ cho khoảng 20 chú bộ đội đi hành quân qua làng Chiềng những năm mới giải phóng và chuẩn bị chiến sự Biên giới, y còn nhớ Chú Điện quê Hải Dương biết đạp máy khâu, chú Vần, cô Mý cấp dưỡng, ban tối chắc nhớ nhà khóc thút thít. Các chú ở Tây Nam ra mang cà phê rang lên rồi lấy vải phin lọc, thơm khắp xóm, cái mùi mà y và bọn trẻ con làng Chiềng chẳng được ngửi bao giờ. Những bột canh, lương khô hấp dẫn vô cùng, thỉnh thoảng các chú vẫn chia cho, chao ôi! sao mà ngon đến thế
Bố còn viết dòng chữ "Không hút thuốc lá trong nhà" nhà trên xiên ngang để nhắc nhở các chú bộ đội vì hồi ấy nhà còn lợp tranh chưa lợp ngói nên sơ sểnh có thể cháy nhà như chơi. Trải ba, bốn mươi năm dòng chữ đã mờ, hình ảnh từng đoàn quân rầm rập qua làng và những chiếc xe Gaz, Giải phóng chỉ còn trong ký ức
Chiếc cối đá để xay gạo, đỗ, ngô... đã hoàn thành sứ mạng lịch sử nay lăn lóc gầm sàn
Chiếc bàn gỗ có tuổi thọ trên trăm năm, điều đặc biệt là ngoài 2 tay kéo bằng đồng là kim loại, tuyệt nhiên không sử dụng cái đinh sắt nào
Niềm vui của mẹ
Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014
Quê xa
Ai cũng có quê, cả thế giới này đều vậy, nhưng có lẽ Người Việt mình mới hay coi trọng quê hương, vậy nên đâu đâu cũng có Hội gọi là đồng hương (Sao lại có câu Tục (tĩu) ngữ "Giàu vì bạn, khốn nạn vì đồng hương" thì y chịu không giải thích được) Xa quê là nhớ, và sắp chết thì muốn về chôn nắm xương tàn ở quê, có câu "Cáo chết ba năm quay đầu về núi" nghĩa này chăng? Họ nhớ Tổ tiên? đúng thế, vậy nên độc đáo nhất thế giới dân tộc này có tục thờ Vua Hùng, có Quốc giỗ là ngày 10 tháng 3, liệu có đất nước nào có tín ngưỡng này nữa không? Cho dù ai cũng biết 18 đời Vua Hùng chỉ là truyền thuyết, vua gì mà sống cả trên trăm năm và Vua họ gì thì chịu. Nhưng đố ai dám báng bổ Vua Hùng? Nói đến Giỗ Tổ như là một chân lý đương nhiên, không cần bàn cãi. Hay thế chứ! Cho nên ngày Tết, ngày lễ thi nhau về quê và tàu xe lại đông kinh khủng cho dù bước chân lên xe có khi không có ngày về.
Quê xa nên sinh ra đền chùa, sinh ra các dòng âm nhạc, văn học...đậm nỗi nhớ quê đến da diết, nao lòng, sau nhiều trăm năm được nâng tầm di sản
Nghỉ 5 ngày tới đây, khối anh quê xa lại khăn gói quả mướp lên đường về quê đây!
Có ai về làng Chiềng không, cho y đi với!
Làng Chiềng...
...và Đền Hùng
Quê xa nên sinh ra đền chùa, sinh ra các dòng âm nhạc, văn học...đậm nỗi nhớ quê đến da diết, nao lòng, sau nhiều trăm năm được nâng tầm di sản
Nghỉ 5 ngày tới đây, khối anh quê xa lại khăn gói quả mướp lên đường về quê đây!
Có ai về làng Chiềng không, cho y đi với!
Làng Chiềng...
...và Đền Hùng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)