Người theo dõi

Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

Bản Lải, những kỷ niệm

Hồ chứa nước Bản Lải nằm ở vị trí thượng lưu sông Kỳ Cùng phát nguyên từ huyện biên giới Đình Lập rồi chảy qua nội địa huyện Lộc Bình từ xã Tĩnh Bắc, Sàn Viên, Khuất xá. Dự án hồ thủy lợi chứa đến trên 160 triệu m3 nước lớn nhất nhì miền Bắc cho đến thời điểm này đã được các nhà khoa học thai nghén từ đầu những năm của thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Họ đã nghiên cứu nhiều năm và chọn vị trí như hiện nay. Tuy nhiên, do chiến tranh liên miên rồi điều kiện kinh tế chưa cho phép nên tận đầu thế kỷ XXI ý tưởng ấy mới được khởi động lại với một dự án con đập bê tông nằm địa bàn thôn Bản Lải, xã Khuất Xá được chủ trương đầu tư. Đập ở thôn Bản Lải nên hồ chứa nước có tên là Bản Lải. Tất nhiên hiện nay Bản Lải đã ở dưới lòng hồ và cái tên hóa thân cho công trình thủy lợi còn thôn Bản Lải chỉ chờ HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết giải thể và xóa tên theo thủ tục hành chính. 

Chủ trương từ năm 2007 nhưng rồi cũng lại do nhiều lý do khách quan mà chủ yếu là vấn đề "đầu tiên" là ngân sách nên tận tháng 10/2018 công trình mới được khởi công với đập bê tông công nghệ đầm lăn hiện đại, dung tích hồ trên 160 triệu m3 gồm các thôn Bản Lải, Pò Ngòa của Khuất Xá, Co Cai của Sàn Viên và các thôn Tằm Hán, Tằm Pất, Bản Quyêng, Bản Hu, Pò Choong của Tĩnh Bắc, trên nữa là xã Bính Xá của ĐÌnh Lập nhưng chủ yếu lòng hồ nước dâng ở cao trình 305m là ở huyện Lộc Bình. Nên nhớ là khi nút cống dẫn dòng (Hoành triệt) thì mức nước chỉ ở cao trình 255m

Ngày 20/10/2018 khởi công dự án tên chính xác là dự án Hồ chứa nước Bản Lải giai đoạn 1, tỉnh Lạng Sơn được phê duyệt tại Quyết định số 1511/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/10/2017 do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký với một số nội dung chính là:

Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Bản Lải giai đoạn 1, tỉnh Lạng Sơn với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Địa điểm thực hiện: Huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

2. Mục tiêu đầu tư:

- Chống lũ tiểu mãn và lũ sớm, giảm lũ chính vụ cho thành phố Lạng Sơn và vùng phụ cận với tần suất P=1%.

- Cấp nước tưới cho 2.045 ha đất canh tác, tạo nguồn cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, đảm bảo dòng chảy môi trường, kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát điện.

3. Quy mô đầu tư:

- Xây dựng hồ chứa nước có dung tích khoảng 164 triệu m3. Các hạng mục chính bao gồm: đập ngăn sông, tràn xả lũ, cống lấy nước và các công trình phụ trợ.

- Hệ thống kênh tưới.

4. Loại, cấp công trình và nhóm dự án:

a) Loại, cấp công trình: Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, cấp II.

b) Nhóm dự án: Nhóm A.

5. Tổng mức đầu tư dự kiến: 2.998,5 tỷ đồng (Hai nghìn, chín trăm chín mươi tám tỷ, năm trăm triệu đồng).

6. Cơ cấu nguồn vốn:

- Vốn trái phiếu Chính phủ đã bố trí và triển khai thực hiện giai đoạn trước năm 2015 là 36,5 tỷ đồng;

- Vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020 là 2.962 tỷ đồng (chưa trừ tiết kiệm 10%) để đầu tư hoàn thiện cụm công trình đầu mối và hệ thống các kênh chính (bao gồm giải phóng mặt bằng lòng hồ).

7. Thời gian và tiến độ thực hiện: 5 năm (từ năm 2017 đến 2021).

Khởi công được 10 ngày thì y được bổ vào tri nhậm ở Lộc Bình (01/11/2018). Gần 3 năm gắn bó với Lộc Bình cũng là từng ấy thời gian y lăn lộn với Bản Lải từ lúc đào móng đến nay cũng đã gần xong giai đoạn 1. Kỷ niệm vui buồn, lo âu, mừng  vui, căng thẳng, ức chế...có đủ, tóm lại là tất cả các cung bậc cảm xúc cùng Bản Lải.

Ghi lại bằng hình ảnh vậy


Phần đế móng

 


 Đế móng đập cuối năm 2018






 



 





Trồng cây đa lưu niệm khi mới khởi công Nhà quản lý


Nhà quản lý khi đã đưa vào sử dụng (Cây đa phía sau Miếu thổ công)







Cánh đồng dưới chân dãy núi Mẫu Sơn





Tháng 5/2020





Bản Lải đêm hôm bảo vệ thi công tháng 5/2020


Đối thoại tuyên truyền thuyết phục bà con nhân dân để nhà thầu thi công kịp tiến độ



Kiên trì thuyết phục


Nhân dân kiến nghị tại hiện trường


Khu vực thi công thu dọn lòng hồ được bảo vệ nghiêm ngặt


Trả lời phỏng vấn kết quả giải quyết kiến nghị của nhân dân




Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp và Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu kiểm tra tiến độ công trình




Bắt đầu nút cống chặn dòng tích nước



Cao trình 295 (mực nước chết) , còn 10 m nữa mới ở mức cao nhất


Đầu thôn Bản Quyêng trước khi tích nước. Sau khi tích nước thì hầu hết không gian trong ảnh sẽ chìm đưới lòng hồ



Ngôi nhà xa xa nhất của ảnh trên nay đã ngập đến sân, (ảnh dưới) khi tích nước đủ công suất thì ngôi nhà này sẽ chìm dưới lòng hồ


Nhà ven sông cũng đã dần ngập


Trước và sau khi tích nước


Trước


...và sau




Thôn nay đã nằm dưới đáy lòng hồ Bản Lải










Bến thuyền gần đập


Qua đoạn Bản Hu

 





Hồ tích nước đến mực nước chết












1 nhận xét: