Người theo dõi

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

Trường Sa không xa

Trường Sa như cái lá chắn trên biển che chở cho đất liền. Trường Sa nhưng không xa vì cả nước hướng về Trường Sa. Cảm phục tinh thần sẵn sàng hy sinh gian khó, sẵn sàng chiến đấu của cán bộ chiến sỹ trên đảo bao nhiêu lại càng biết ơn tổ tiên ông cha ta đã gìn giữ biển trời vô giá.
Hơn một tuần trên quần đảo Trường Sa mà nhiều cung bậc cảm xúc, thấy thêm yêu Tổ quốc mình
Và, y đã là người làng Chiềng đầu tiên đặt chân lên đảo Trường Sa, vinh dự không hề nhỏ. Chắc còn lâu nữa mới có người làng Chiềng thứ hai đặt chân lên quần đảo thiêng liêng này. 


Bia chủ quyền trên Đảo Đá Nam 








Tàu Kiểm ngư 491, được đóng mới năm 2016 rất hiện đại, dài hơn 90 m và rộng hơn 14m


Đảo chìm




Điện gió



Cầu tàu đảo Trường Sa



Với chiến sỹ trẻ Đinh Nhật Huy


Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

Sông kia rày đã nên đồng...

Cuộc sống xã hội phát triển âu cũng là lẽ thường tình nhưng có những cái phát triển khiến ta không ngờ và cũng có phần tiếc nuối. Vài năm trước y ra Bãi Cháy thấy bờ biển trải dài từ đoạn Tuần Châu đến phà Bãi Cháy, bằng đi 2, 3 năm không ra thấy nơi đây đã bị lấn biển thành khu vui chơi giải trí quy mô của Công ty cổ phần tập đoàn Mặt trời ( SUNGROUP), dọc bờ biển đã bị che lấp bởi các dãy nhà 2 tầng giả cổ như ở Hội An và rất nhiều cửa hàng có chữ Trung Quốc để đón số lượng lớn du khách từ đất nước trên tỷ dân này, đi mãi chưa thấy đường ra biển và không biết có còn không hình như cũng giống Nha Trang Khánh Hòa và Nam Ô Đà Nẵng, nghe đâu chính quyền đang yêu cầu làm đường vành đai ngoài biển để dân còn có đường ra biển. Trước thì từ các khách sạn ven đường đi vài bước chân là xuống biển.
Bông nhớ mấy câu thơ trong bài Sông Lấp của Trần Tế Xương:
"Sông kia rày đã nên đồng 
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai 
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai 
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò"

Bãi Cháy 1990




Bãi Cháy năm 2015




Và Bãi Cháy 2018, từ khách sạn nhìn ra biển trở nên xa vời, cái giá cho sự phát triển. Muốn tắm thì ra Vân Đồn thôi, mà Vân Đồn trở thành đặc khu, thương cảng thì biển cũng hết







Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Nỗi sợ hãi mang tên DƯ LUẬN

Khỏi nói ai cũng biết tác dụng của mạng xã hội thế nào, nó làm con người ta xích gần nhau hơn, chia sẻ nhiều hơn, tạo ra dư luận tích cực công bằng và minh bạch hơn. Tạo ra một thế giới phẳng... Tuy nhiên nó là con dao hai lưỡi nếu không bình tĩnh suy xét có khi bị đánh lừa chạy theo tâm lý đám đông. Có những vụ nếu không có dư luận mạng xã hội thì có lẽ sự việc nó chưa đi xa như thế như vụ cô giáo bắt học sinh súc miệng bằng nước lau bảng sau đó mới cho đi súc miệng bằng nước sạch.
Giờ thì đọc báo người ta chỉ thấy nói là bắt uống nước giặt giẻ lau thôi, các chi tiết toàn cảnh không thấy nói đến.
Cô giáo cũng đã đến nhà xin lỗi và gia đình cũng thông cảm bỏ qua, cháu bé rồi cũng quên đi như một kỷ niệm sâu sắc thuở học trò mà ngày bé đi học bọn y cũng gặp đầy tình huống như vậy. Giờ đây sự việc dồn cô giáo bị thôi việc và đứng trước nguy cơ có thể bị gia đình cháu bé gửi đơn đề nghị cơ quan chức năng xem xét hành vi của cô có vi phạm pháp luật hay không nữa, chuyện ngày càng to!. Cháu bé cũng vì người lớn mà tâm lý bị căng thẳng thêm, cô giáo con nhỏ cũng suy sụp. Có nhất thiết dư luận phải căng thẳng thế không khi mà ngoài kia người ta vẫn cho nhau ăn uống nhiều thứ độc hại gấp ngàn lần cốc nước có pha nước giặt giẻ lau đó? Có thấy ai bị lên án hay không? Thậm chí chúng ta vẫn vô tư, tự nguyện nốc các thực phẩm bẩn đó hàng ngày. Báo chí sáng nay cũng vừa đăng có thuốc trị ung thư làm từ bột than tre đấy, bao nhiêu người đã uống nó???. Ngoài đời người ta vẫn cắn xé nhau trực tiếp và vô hình khốc liệt và dã man hơn thế nhiều cho dù nó đã được đánh tráo khái niệm và ẩn dưới nhiều chiêu bài tinh vi bẩn thỉu khác. Hỡi ôi lòng người sao quá điêu ngoa, tham lam, tàn ác!
Tại sao thế? Trả lời tôi đi nếu ai biết!

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình

Tháng tư về cũng là chẵn 15 năm anh giáo làng Chiềng rẽ ngang nghề thư lại dù rằng do ngứa nghề nên y vẫn là giảng viên thỉnh giảng của một trường trên cấp 3 nhưng dưới đại học của tỉnh.
"Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình", 15 năm cho y nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm và được đặt chân lên nhiều mảnh đất không chỉ ở Việt Nam.
15 năm là một chặng đường khá dài, vui buồn, gian khó ngọt bùi đủ cả. Đã đến lúc y nghĩ đến phải rẽ tiếp để đi tới!


Cho dù gì thì y vẫn không bỏ việc đứng bục


Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

Cuộc hội ngộ của những người anh em bạn bè xóm Đầu cầu Kỳ Cùng

Xóm Đầu cầu nghèo xơ xác những năm cuối của thế kỷ trước đã hoàn toàn biến mất, những cư dân của xóm cũng lưu tán khắp nơi. Chỗ ấy nay đã thành nhà lầu cao ngất. Anh Khởi, đã từng nói tới trong một vài entry năm 1994 cùng một người bạn lên thực tập đã không ở cùng lớp mà cùng ở với y và một ông cử non cùng phòng. Cuộc sống sinh viên, cán bộ mới ra trường vất vả đã thành kỷ niệm và cuộc sống thay đổi có những cái chẳng ngờ được
24 năm, vật đổi sao rời, anh Khởi vào nam lập nghiệp, sau tết mới có dịp ra Hà Nội và lên thăm bà cô ở Làng Chiềng. Y và gã cử non phóng xe về quê hội ngộ.
Sau đây là tiết mục kể chuyện qua ảnh:

Xóm Đầu cầu năm xưa nay sắp trở thành Trung tâm thương mại


Anh em hội ngộ tại Lạng Sơn



Gặp nhau tại Làng Chiềng 



Mẹ con và cô cháu



Bạn bè gặp lai



Có gì vui thế?



Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

Tết của anh giáo làng Chiềng

Hồi còn bé thì rất háo hức đợi tết vì có áo mới, được ăn thỏa thích, dù rằng có khi rét mướt vẫn phải đi trâu chứ chẳng được đi chơi như bây giờ. Nay thì việc ăn tết đã chuyển sang chơi tết, những ước ao vẫn có nhưng không nhiều khát khao và cháy bỏng nữa có lẽ do mình cũng đã biết quy luật cuộc sống.
Y cũng đã tu đến độ nhìn thấy rượu ngày tết nhưng không uống một giọt vì còn làm tài xế; mở Fb, Zalo nhưng không hề like, share hay thả tim dù ngày nào cũng đảo qua xem nhân tình thế thái.
Tết là trở về nhà, trở về nguồn cội, để nhớ mình còn bé ở cái lang con rùa cũng bị bắt nạt, ức hiếp nhưng nay ra đời cũng chẳng biết sợ bố con thằng nào
Vài cái ảnh tết cho vui
Giai bé ở võng quê


Chặng dừng chân Bình Gia


Thị trấn Đình Cả, gốc gạo thời y còn nhỏ


Cây nêu ngày tết


Quê ngoại bọn trẻ: Na Dương cổ trấn




Trồng cây đào trên thành nhà Mạc (6 tháng Giêng Mậu Tuất)



Ký ức về nghề xe ôm và chiếc xe máy đầu tiên


Ông bà ngoại bọn trẻ


Ngày 4 tháng Giêng


Ngày tết khách đông là may cả năm đấy



Thứ Ba, 13 tháng 2, 2018

Quét chạp ở làng Chiềng

Quét chạp, chạp mộ, tảo mộ cũng đều có nghĩa là tu sửa mồ mả của người đã khuất, hương khói chỉ khác nhau về thời diểm  và nếu trước tết nguyên đán thì là mời người đã khuất về ăn tết, phù hộ cho con cháu. Nhưng từ quét chạp chỉ thấy ở làng Chiềng từ bao đời nay giờ vẫn vậy. Họ Nguyễn nhà Y là họ to trong làng có đến 22 ngôi mộ nằm rải rác ở 10 gò đồi và xứ đồng Cây Sữa, Làng Giàng, Đồng Đỗ, Đồng mạ trên, Gò Sau, Mỏ Lấu.., đa số đã được xây cất trừ những ngôi mới gần đây.

Khu mộ cụ Tổ Nguyễn Văn Cử và ông bà nội...ở xứ đồng Làng Giàng


Con cháu họ Nguyễn đi quét chạp


Thịt gà và Macallan


Giếng làng mới được tu bổ lại, nâng cao hơn khoảng 1,5 m


4 suất đinh


Cổng làng



Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2018

Cổng làng Chiềng

Làng Chiềng có tự bao giờ chính các bô lão trong làng hiện cũng không biết chính xác, chỉ biết là dân tứ xứ mạn đồng bằng duyên hải Nam Đinh, Thái Bình gì đó di lên từ thời nổi lên giặc Cờ đen. Tên làng Chiềng thì giáo sư sử học Trần Quốc Vượng (Ông tự trào là Beerman - người đàn ông bia) giải thích trong lần y còn thọ giáo cụ năm 1998 nghĩa là to lớn ý như là vĩ đại, cây cao cao bóng cả về văn hóa, con người chứ không chỉ là lớn về mặt hình hài, diện tích.
Năm nay Bính Tuất, người làng Chiềng dựng cổng ăn tết, cái cổng hiện đại, vuông thành sắc cạnh như công đường chứ không mái vòm, chạm trổ như xưa


Cổng làng mới xây còn chưa khô



Nhìn kỹ có thể thấy giếng làng cũng được cơi cao lên bằng mặt đường không trũng thấp như xưa