Người theo dõi

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Xin lỗi, anh chỉ là thằng phụ vữa!

Thì đây, giáo làng Chiềng giờ thêm cả nghề phu hồ nữa
Các cụ chẳng bảo "một nghề thì sống, đống nghề thì chết" à?

Hôm nay 20/11 đây, giỗ tổ nghề, he he!




Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

Đá Chông

Đá Chông ở Ba Vì nơi có di tích K9, xưa thì người ta chỉ biết Đá Chông ở Ba Vì, nay thì nhiều người biết là nơi trước đây Bác Hồ đã từng ở và cũng là nơi lưu giữ bảo quản thi hài của Người những năm chiến tranh ác liệt.
Đã 10 năm giáo làng Chiềng mới quay lại K9. Vẫn thấy xao xuyến khó tả, mới thấy Bác thực sự là lãnh tụ vĩ đại.
Mà trùng hợp là vừa tháng trước vợ giáo thăm di tích, hôm kia y qua trồng cây và hôm nay con giai y cũng đi thăm K9 theo lớp.
Y là cháu ngoan bác Hồ thật rồi, y tin là như thế.

Trồng cây


...và phần thưởng xứng đáng

 

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Anh giáo làng Chiềng bảo vệ môi trường

Giật cái "tít" câu view thế thôi, thực ra là Giáo làng thấy bây giờ cái gì cũng bao gói bằng nilon, cụ thể là thùng rác nhà giáo mỗi ngày cũng có đến không dưới chục cái túi bóng, túi giấy, bao bì có tráng nilon đựng hàng hoá, rau quả, quà bánh, thuốc men hằng ngày. Mà cái thứ này nghe đâu hàng trăm năm nó mới phân hủy hết, ở ta chưa có thói quen phân loại rác trước khi vứt ra thùng cho công ty vệ sinh chuyển đi dù đã có hô hào nhưng chắc để thực hiện thành thói quen văn minh thì phải một số chục năm nữ nên thùng rác gia đình và công cộng là một mớ hổ lốn cả rác chất thải rắn, vô cơ, hữu cơ, thậm chí y tế và chất thải độc hại như pin, hóa chất... rất khó khăn cho công nhân vệ sinh môi trường. Vậy là, sẵn có cái kéo tốt mua ở Tokyo hồi đầu năm, buổi tối, trước khi bọn trẻ con đổ rác ra thùng cho công nhân môi trường thu gom, y lại lấy kéo cắt vụn các loại rác nilon, làm cho thùng rác gọn gàng, dễ đổ...và biết đâu nó lại phân hủy nhanh hơn? Vợ giáo thì bảo, ông vô công rồi nghề. Con trai giáo thì không hiểu bố cắt để làm gì. Kệ, giáo thích thì giáo cứ làm thôi, he he

Dụng cụ bảo vệ môi trường của y đây (Không phải quảng cáo hay khoe khoang gì nhé) 

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Gặp lại

Ngót 25 năm ngày ra trường, đứa nào cũng già đi, con cái đã lớn nhưng đứa nào cũng như trẻ lại. Ôn lại kỷ niệm một thời, đói ăn, đói học. Những lỗi lầm cũng được bỏ qua, thể tất. Vẫn mày tao chi tớ như xưa

Vẫn cổng trường xưa nhưng tên ĐHSP Việt Bắc thân thương đã được đổi thành ĐHSP Thái Nguyên


Hơn 24 năm trước



50 năm thành lập khoa Lịch Sử


Về thăm mẹ


Rặng cau trên 40 tuổi



Cùng các thầy cô tại Văn phòng khoa



Vẫn còn tòa nhà hiệu bộ 3 tầng


Văn phòng các khoa bây giờ


Hải Yến, ngày ấy - bây giờ



Tuấn Anh: xưa và nay



Nhà thí nghiệm ngày xưa và bây giờ



Trước cửa Văn phòng Khoa




Tụ tập sân trường


"Y đứng giữa giảng đường hôm nay ..."




Đường tròn TN bây giờ

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Hơn 20 năm gặp lại

Ra trường 24 năm, hôm nay mới gặp lại "Dũng đen" khoa Sử sau y một khóa ngay trước thềm kỷ niệm 50 năm thành lập khoa.
Hắn cũng bỏ nghề và hiện là Phó Bí thư Huyện ủy Bắc Quang nơi hắn ở
Vẫn dáng vóc, hình ảnh như xưa

Tranh thủ làm kiểu ảnh kỷ niệm hơn 20 năm ra trường, khác khóa nhưng cùng phòng ký túc xá


Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Chiếm lĩnh đỉnh cao

Chiếm lĩnh đỉnh cao, dấu mốc đời anh giáo làng Chiềng


Cờ đỏ tung bay trong gió chiều cuối thu






Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Mới đó đã 30 năm

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới đó mà đã 30 năm ngày y từ làng Chiềng bỡ ngỡ lên tỉnh đèn sách theo nghề của cha. Lúc đó với tâm lý của một kẻ nhà quê ra tỉnh, y cảm thấy rất oai với cái mác SINH VIÊN, giờ đã thành cựu.
Có Giấy mời rồi đây, chuẩn bị mà đi thôi


Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

Qua miền Tây Bắc

"Náu mình chờ thời" ít bữa, vì ngứa nghề và hoa chân nổi lên y lại xách ba lô lên và đi qua miền Tây Bắc. Cao nguyên Mộc Châu, Sơn La trải dài ngút ngàn hiện ra trước mắt, nơi đây thủ phủ của bò sữa, chè và buôn lậu ma túy. Mộc Châu cũng chuẩn bị khánh thành cửa khẩu quốc tế với Lào, nơi đây có lễ hội cách mạng 2/9 rất độc đáo của bà con người Mông, có lẽ cùng với Bắc Sơn, Lạng Sơn kỷ niệm ngày 27/9 làm nên vết son cho lịch sử cách mạng từ lễ hội cách mạng thành dân gian tự bao giờ.
Đây còn có lễ hội thi hoa hậu bò sữa (nghe ngộ nhỉ), lễ hội hái quả...Huyện có thị trấn nông trường và thị trấn huyện lỵ sát nhau. Ngôi nhà dự định làm khách sạn của Tàng Kengnam chơ vơ giữa cao nguyên chẳng là gì so với khách sạn Mường Thanh bề thế 12 tầng kiến trúc khá độc đáo cùng với khu vui chơi, siêu thị...nói lên sự giàu có không kém phần quý tộc của đại gia điếu cày Thanh Thản. Dù rằng tọa lạc trên bãi tha ma nhưng sau 9 tháng đã đi vào hoạt động làm cho phố núi cao nguyên diện mạo mới. Chẳng biết do hồn ma cảm thông do ông chủ đã làm một ngôi miếu trong khu mà y đặt lưng kéo gỗ một mạch đến sáng. lang thang đồi chè, bò sữa 2 ngày y ngược lên Mường La xem thủy điện lớn nhất mà y đã có dịp lên đó khi vừa khởi công.
À, còn điều này nữa, chỉ được xem bò sữa ở nơi trình diễn thôi còn nơi sản xuất thì người ngoài không bao giờ được bén mảng và các cô ả bò ở đó đều được mua bảo hiểm. Tội cho những sinh linh bò mang kiếp " đàn ông" bởi ra đời được vài ngày thì đều chung số phận lâm chung tại các nhà hàng bê sữa quay. Ở đó người ta chỉ nuôi các Hoa hậu bò mà thôi!

Trước cửa KS Mường Thanh



KS Mường Thanh về đêm


Khu du lịch sinh thái


Thăm trang trại bò sữa


"Sáng giăng chia nửa vườn chè"


Nhà tù Sơn La



Thủy điện Sơn La



Thủy điện Hòa Bình


Hoa tam giác mạch


Trình diễn vắt sữa bò cho khách tham quan