Người theo dõi

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Giáo làng Chiềng vừa được thượng thư Bộ Học tặng cuốn sách Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của tiến sỹ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã.
Ông sinh 14/3/1939 tại Ninh Bình đã từng tốt nghiệp Trường Quốc gia Sư phạm Sài Gòn 1962-1965. Trưởng nhóm nghiên cứu và phát huy truyền thống Việt Nam từ 1974 đến nay. Tổ trưởng Phương pháp dạy học lịch sử trường Cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 1981-2000.
Cuốn sách có rất nhiều sử liệu tin cậy, qua đây có thể hiểu rõ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đaor Trường Sa đã được xác lập từ lâu, đó là sự thật lịch sử, là chân lý và hoàn toàn phù hợp với luật pháp Quốc tế. Qua đây thấy thêm yêu đất nước, thêm yêu biển đảo quê hương.



Up vài cái ảnh thủ đô những ngày nắng nóng:
Lăng Bác


Dĩ vãng



Ông bình vôi niên đại thế kỷ XXI


Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Đọc "Goodbye, I'm fine" - Tạm biệt, em ổn! của Tờ Pi thấy...cũng ổn


Giáo làng Chiềng có thú vui đọc sách từ nhỏ như đã từng kể từ các entry trước đây. Chỉ không thích kiếm hiệp ba xu, truyện tình rẻ tiền và dị ứng truyện ngôn tình thôi còn các thể loại đều đọc tất.
Dù đã U50 nhưng y vẫn đọc cả sách thiếu nhi, sách cho tuổi teen.
Gần đây có 2 cuốn "Xách ba lô lên và đi", "Tạm biệt, em ổn!" của bạn trẻ Huyền chíp và Tờ Pi gây được chú ý nhất định
Xách ba lô lên và đi của Huyền chíp dài hơn, hiện đã ra mắt 2 tập với tựa đề khá ly kỳ, gợi sự tò mò là Đừng chsst ở Châu Phi và Châu Á là nhà vừa mang tính chất nhật ký, vừa văn học và cũng khá lôi cuốn theo hành trình của bạn ấy, cũng khá nhiều điều về văn hóa, phục tục, đời sống một số vùng đất biết thêm khi đọc Huyền chíp. Lúc ra đời cũng khá đình đám vì biết sử dụng truyền thông và tranh thủ ý kiến của những người nổi tiếng như nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, giáo sư Nguyễn Lân Dũng và thành công khi số lượng ấn bản khá lớn và đã tái bản. Hứa hẹn ra tập 3 nhưng nay vẫn chưa thấy.
Tờ Pi lại khác, bạn ấy tuyệt nhiên không dùng truyền thông, không có dòng nào trên các báo chính thống cũng như báo mạng, không tranh luận om sòm, không có lễ ra mắt rình rang mà chỉ âm thầm tự PR trên mạng xã hội nhưng cũng vang dội không kém khi in ở Nhà xuất bản Hội Nhà văn chỉ 3000 bản nhưng đã hết ngay sau vài ngày và đã có ngay sách lậu. Quyết định sẽ nối bản 4000 cuốn là bạn ấy khoe hôm qua trên trang cá nhân. Nếu Huyền chíp kể lại những gì trên đường du lịch vòng quanh thế giới thì Tờ Pi kể lại câu chuyện của bạn ấy và những điều bạn ấy thấy nhưng cũng lồng vào những đúc kết, trải nghiệm của mình, nhắc lại những chân lý, những kỹ năng sống...dù rằng đôi chỗ sử dụng ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ teen, ngôn ngữ đời thường nhưng vẫn chấp nhận được như bạn ấy nói là kể chuyện có thực. Cả hai còn trẻ và hình như đều thế hệ 8x nhưng đều có những cá tính và bản lĩnh nhất định hơn người.
Độc giả của Pi có lẽ chủ yếu là trẻ và nữ. Khi y đặt mua qua mạng của Nhà sách Nam Trung Yên cũng phải năm lần bẩy lượt mới được vì hết sách. Nhân viên nhà sách giọng rất trẻ gọi cho y (Có lẽ cũng tưởng trong nhóm độc giả số đông của tác giả trẻ):
- Alo, bạn X phải không, sách bạn đặt mua đã hết rồi, chịu khó chờ nhé. Có lẽ qua trao đổi thấy giọng mình già nên luống cuống chuyển sang anh, rồi chú, rồi bác, he he
Tản văn của Tờ Pi thấy tập hợp nhiều từ trên facebook, nếu ai theo dõi thì đều biết, văn phong nhẹ nhàng có lúc đanh đá, đời thường, co lúc đôi ba từ hay nói bậy cửa miệng, nhưng với những ai trẻ hoặc già mà dễ tính thì cũng chấp nhận được. Cô bé này hình như làm trong ngành lực lượng vũ trang và còn kinh doanh mỹ phẩm gì đó, nếu những gì cô viết là thật thì cuộc sống riêng của cô cũng nhiều cung bậc ra phết từ đi du học đến làm phóng viên rồi trung úy cảnh sát, nhà phân phối mỹ phẩm....Tên thật hình như là Trang
Tóm lại là cuộc sống có lý tưởng, có đam mê và khác người. Nhưng cái khác người ấy cũng thấy ...ổn như tên sách: Tạm biệt, em ổn.
Đọc xong, thấy xả stress nhẹ nhàng, thấy thêm yêu cuộc sống và y bỗng ngộ thêm ra một điều cho riêng mình: đừng tiếc cái gì không phải là của mình.






Tủ sách - gia tài quý giá của giáo làng Chiềng

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Mon men vào Hội trường Ba Đình

Vừa sắp vào kỳ nghỉ hè, giáo làng Chiềng được đi thăm kinh thành Thăng Long, may mắn thay đã được lọt vào Cung cấm lại còn được chụp ảnh lưu niệm với "tứ trụ triều đình" nữa (Nhưng mà  thực tế thì có "tam trụ" thôi vì vắng một cụ). Giáo làng Chiềng chỉ mon men, khép nép tận ngoài cùng thôi, thế cũng lấy làm bằng lòng lắm rồi.
Ước mơ kiếm bạc trăm để về làng cũng vẫn còn xa lắm, biết bao giờ nhỉ????



Tranh danh lam thắng tích Lạng Sơn ở Nhà Quốc hội VN



Cận cảnh




Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Đi thăm những người anh em lưu lạc đã bốn ngàn năm

Cùng là con Lạc, cháu Hồng từ một bọc trăm trứng mà ra
Nắng đẹp, nghỉ ngơi dài dài, y bèn khăn gói quả mướp tha vợ con xuống miền biển xem 50 chi theo mẹ dưới đó làm ăn thế nào
Chỗ này (Quan Lan island) cũng được các nhà nghiên cứu folklore quan tâm lắm cùng với làng chèo Vạn Vĩ bên Trung Quốc
Chung quy lại vẫn là vấn đề nguồn gốc, ranh giới và họ tộc mà thôi
Xuống thấy các người anh em cũng khấm khá, thông minh, nhanh nhẹn hơn cả lũ đi theo bố lên rừng xanh núi đỏ. Hay do ăn nhiều cá nhỉ? Giáo làng Chiềng có đọc đâu đó rằng ăn cá thì thông minh hơn ăn thịt? Có khi thế thật đấy miền sơn cước không nhiều tướng lĩnh, giáo sư, tiến sỹ (thật) như miền xuôi đâu.

Ra biển lớn


Bình minh ra biển kéo lưới như những người anh em





Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Bố ơi, mình đi đâu thế?

Ngày nghỉ giáo làng Chiềng và cu con chạy trốn cái nóng đầu hè, cái xô bồ chốn thị thành dạt về làng để một chút gọi là "thương nhớ đồng quê"
Một ngôi làng xa ngái miền sơn cước chừng hơn 1 giờ chạy xe bình bịch. Sợ con ngã, y lấy dây cột hai bố con với nhau trước khi chuyển bánh, thế mà cu cậu có lúc vẫn gà gật
Rời nhà lúc mặt trời mới lên mấy con sào, thế rồi quãng đứng bóng, cha con y cũng đến được nơi cần đến, rất hồ hởi và quên đi nhiều ưu phiền làm đầu y nặng trĩu vốn đã tháng trời. Đồng quê quang đãng, rừng xanh làm cho y thư thái, có thêm động lực cuộc sống vốn rất đểu giả, he he

Bố ơi, mình đi đâu thế?


Làng quê thân thương


Mới biết thế nào là con ếch


Về làng nhưng không quên Doraemon


Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Trẻ vui nhà, già vui chùa

Lúc còn trẻ đi chùa vì theo người lớn và cũng vì tò mò, khi trung niên thấy ham tìm hiểu vì sao đền chùa có sức hút, vì lúc đó đã đến tuổi nhi bất hoặc, hoặc là tri thiên mệnh, thấy nhiều cái ứng nghiệm nên hay đi chùa, và khi về hưu thì năng đi chùa vì tìm thấy sự tĩnh tâm, từ bi hỉ xả. Dĩ nhiên là nữ sẽ đi chùa nhiều hơn.
Giáo làng Chiềng mới sắp đến hồi đó, nhưng do công việc nên cũng hay đi đền chùa.
Trước tết y có đến đó và hôm qua, y vừa đến Công đồng Bắc Lệ, Hữu Lũng.

Một giá đồng


Nhìn vào chính điện


Bao giờ cho đến ngày xưa




Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Chuẩn bị hành trang cho khi về phố Lê Văn Hưu


Tưng bừng Đại hội ...


 ...và tưng bừng ra mắt



 Cái này hay đây, giáo làng Chiềng khi về vườn sẽ tham gia sinh hoạt cho mục tiêu "Sống vui, sống khỏe, sống có ích" đây, he he