Người theo dõi

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Có hay không ngôn ngữ mạng?

Ai cũng biết mạng là cõi ảo nhưng có khi rất thật.
Có cả ngôn ngữ mạng nữa đấy
Đã có ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ dân gian, ngôn ngữ đường phố, ngôn ngữ chợ búa, ngôn ngữ công sở, vân vân và vân vân...
Có người cứ sợ ngôn ngữ ấy đi vào cuộc sống sẽ đánh mất giá trị truyền thống trong sáng của tiếng Việt. Cũng phải thôi vì người ta cố tình viết sai chính tả kiểu như ví dụ thì viết là ví rụ, chính trị thì viết là chính chị, thôi rồi thì là thôi dồi (chó), nào là viết chệch đi kiểu đệch, đuýt, mịa, chết òi, nhề, nhể, nhỉa..nào thì viết liền tù tỳ không dấu, nào thì không viết hoa đầu câu..      nhưng y thì cho rằng cái gì không phù hợp thì sớm muộn sẽ bị loại bỏ. Và cái gì cũng có lãnh địa riêng của nó, không sợ chi nó lan sang địa hạt khác.
Vào mạng có thể thản nhiên chửi Tsb hay vkl, đkm hay clgt nhưng những kẻ du thủ thu thực cũng ít khi phát ra mồm như thế nếu không trên cõi mạng
Đừng lo, cái gì chết nó sẽ chết, cái gì sống thì không ai cản nổi
Ngôn ngữ mạng cũng hay đấy chứ, ai cũng hiểu, giản tiện tối đa và đôi khi...thâm vãi!
Rảnh, y sẽ viết ngôn ngữ làng Chiềng nữa. Hay lắm đó nhe!

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Chân dung anh giáo già làng Chiềng

Thằng cu vẽ bài tập nguyên mẫu là anh giáo làng Chiềng, chả biết có giống không



Bạn Sơn Ca TL tặng bức ảnh, y không cài vào phần comment được, đành treo lên đây để cảm ơn TL


Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Lang thang Kinh Môn

Kinh Môn thuộc tỉnh Hải Dương, cách đây chừng trên 20 năm gọi là Kim Môn tỉnh Hải Hưng, không hiểu sao lại đổi thành Kinh Môn như bây giờ. Huyện có rất nhiều sắn dây, hành trồng dọc đường quốc lộ. Thị trấn nhỏ yên tĩnh nằm bên bờ sông không biết có phải Kinh Thầy, con sông gắn với Mạc Thị Bưởi và mặn mòi phù sa trong thơ của cậu bé thần đồng hạt mít và cũng là thần tượng của bọn trẻ con như y suốt một thời thơ bé. Chiều giữa đông y lang thang đi giữa con phố Nguyễn Trãi, hình như là phố dài nhất xuyên qua thị trấn. Buôn bán không hẳn trên bến dưới thuyền nhưng đạm dáng vẻ miền đồng bằng ven sông.
Đi quá đó trên chục cây số là đến bến phà Bến Triều sang phố huyện Đông Triều của Quảng Ninh ra quốc lộ 18 rồi về Bắc Ninh, lên Lạng Sơn
Y về đến nhà trời đã xâm xẩm tối.

Qua phà Bến Triều



Phố huyện chiều đông




Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Năm mới nữa lại đến

Năm mới đã đến, ngoảnh lại một năm dù chưa làm được gì, chưa tích lũy được bao nhiêu cả vốn sống lẫn tiền bạc, nhưng y đã đặt chân đến nhiều nơi, đã gặp nhiều người, đã thêm nhiều bạn. Có những điều ước chưa đến, những vận may chưa mỉm cười nhưng dù sao y cũng thấy 2014 đối với y cũng không đến nỗi phí hoài.
2015 nhất định sẽ có nhiều điều thú vị mới mẻ. Y tự cho mình cái quyền hy vọng như vậy và tự nhủ hy vọng và ước mơ là những thứ ...không nên hà tiện!

Tết tây ở làng Chiềng 01/01/2015
Trong ảnh là thằng bạn cùng học đại học năm xưa nhà ở ATK đã được từng nhắc đến ở đây:

Thời sinh viên, chuyện bây giờ mới kể (Phần II) Student, now a new story told (Part II)

   

Dưới gầm nhà sàn, ảnh dưới năm 1990, y đứng hàng đầu ngoài cùng bên trái, gã bạn đứng hàng hai cũng đầu tiên bên trái

  

 Gã bụng to ở trên thời sinh viên


Quà mừng tuổi năm mới của y là đồng 5 đô la Singapore

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Mong ước kỷ niệm xưa

Hai  mươi nhăm năm đã qua, thời gian nhanh thật, hôm nay thấy cái này ở góc tủ, đã ngả màu thời gian, bồi hồi nhớ lại cái thời đói kém gạo châu củi quế mà vẫn chịu khó học hành. Khi đó được đeo cái này đã là vinh dự lắm lắm so với đám bạn cùng lớp.  Khi ấy, anh Nguyễn Khắc Hùng ở Phòng Quản lý sinh viên còn khá trẻ nguyên là sinh viên khoa K5 (ký hiệu của khoa Lý) đắc cử Bí thư Đoàn trường theo phương thức bầu trực tiếp và kiểm phiếu công khai trên bục Đại hội. Phong trào đoàn từ đó cũng phát triển mạnh với nhiều hoạt động như trương trình truyền thanh của các Liên chi đoàn, tổ chức cho cán bộ Đoàn đi tham quan du lịch hàng năm, y nhớ là cũng được đi 3 lần là Đền Hùng, Hạ Long và Đồ Sơn, và cảm thấy hãnh diện, oách xà lách lắm. Năm 1991 y dã từng là biên tập kiêm phát thanh viên và đọc tin Mỹ tấn công Iraq rất hùng hồn, có gì đâu lấy tin trên trang 4 báo Nhân Dân, (báo này khi ấy mới có 4 trang không màu). Phó Bí thư khi ấy là chị Đỗ Thị Thìn, nay thì chị đã là Tổng Biên tập báo Thái Nguyên còn anh Hùng thì nghe đâu là Phó Giám đốc hay Phó Hiệu trưởng một trường Đại học gì đó cũng ở Thái Nguyên. Trường ĐHSP Việt Bắc nay cũng đổi thành ĐHSP Thái Nguyên tên cũ không còn
Thời gian trôi qua mau, qua mau...


Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

“Vàng Công, bạc Xâm, đồng Xá”

      Chả biết có phải gốc gác 7 đời nhà y ở đồng bằng sông Hồng hay không mà y có duyên  hay về chốn đó. Đầu năm y đi đền Trần Nam Định (những hai lần), cuối năm y lại đi đền Đồng Xâm, Thái Bình. Chợt nhớ câu "Vàng Công, bạc Xâm, đồng Xá" ấy là hai làng nghề nổi tiếng đất Thăng Long: Vàng Định Công, đồng Ngũ Xá và bạc thì dĩ nhiên là Đồng Xâm, Thái Bình.
Y thấy mê đất Thái Bình rồi đó...he he
Đền Đồng Xâm ở xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, thờ Triệu Đà tức Triệu Vũ Đế (207-136 trước Công Nguyên) 
 Đền Đồng Xâm được nhiều người biết đến trong hệ thống đền chùa nằm kề bên sông Vông với tục đua thuyền trong ngày hội và gắn với làng nghề chạm bạc nổi tiếng.

Hàng năm,  Làng Đồng Xâm vào đám vào những ngày cuối tháng 3 âm lịch và khai hội vào ngày 1- 4.

Trước kia, hội đền Đồng Xâm thường có nhiều lễ thức, nhiều trò chơi trò diễn trò đua tài, cuốn hút trai thanh, gái lịch trong vùng tham gia như: Đấu roi, đấu vật, hát chèo, hát ca trù. Sôi nổi hấp dẫn nhất là tục đua chải.
Đường làng Đồng Xâm


Đền Đồng Xâm

 

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Bước ngoặt trên đường và ngã rẽ cuộc đời

Bước ngoặt hay lối rẽ cũng vậy. Đi đường thì ai cũng thích đường thẳng, nhưng cuộc đời phẳng lặng quá thì cung chỉ như tồn tại, như phường giá áo túi cơm. Bởi thế trong đời ai cũng có muốn vài lần lối rẽ, tất nhiên không ai thích rẽ trái, rẽ vào ngõ cụt mà ai cũng muốn có lối rẽ đột biến, lối rẽ cho một tương lai sáng lạn hơn. Nhưng có tạo ra được lối rẽ cho mình không? Câu trả lời là có thể có mà rất có thể không. Nếu ai đó có thể điều khiển được mệnh của mình! còn không thì trông vào ý trời vậy, mà ông trời thì cao và xa...đường xa gánh nặng mà nhìn về phía trước cứ thẳng hun hút thì cũng ngại, chi bằng có một lối rẽ cho cảm giác đỡ chông chênh.
Vậy là lại sắp sang một năm mới, âu cũng là một lối rẽ thời gian!

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Tháng 12

Tháng 12 là tháng cuối cùng của năm, là tháng chuẩn bị cho một tháng đầu tiên của một năm mới, dù mỗi năm đều có tháng 12 nhưng không năm nào giống năm nào vì đơn giản là thời gian cứ trôi đi không ngừng. Xưa, cứ qua mỗi tháng y lại lấy phấn ghi lên cột nhà một cách nắn nót theo lối chữ in, có khi lại ghi lên toang chuồng trâu bằng lá cây cỏ nhật. Tháng 12 rất khó ghi lên cột vì nó có hai chữ số và số 2 lại to chiều ngang, còn tháng 11 thì không khó lắm, tháng 12 cũng là tháng trong giấy khai sinh của y. Tháng 12 là cuối cùng trong năm nhưng không phải là năm cùng tháng tận vì có tháng 12 mới có tháng 1. Thấm thoắt, các xiên nhà, cột nhà đầy các con số thì cũng là là lúc y cũng rời làng Chiềng ra đi bắt đầu hành trình lê thê tha phương cầu thực. Chuồng trâu cũng không còn vì nông dân đã cày máy, cột nhà vẫn còn đó với những con số mờ theo thời gian. Hôm nay lại sang tháng 12 rồi, y không còn đánh dấu lên cột nhà và ghi vào những cuốn lịch túi nhỏ từ đầu năm rằng tháng 12 mình sẽ làm gì, ở đâu nữa, và có một điều y thấy hình như tháng 12 chóng đến hơn xưa!
Xưa tháng này cũng là tháng nông nhàn, các tiều phu làng Chiềng lại lên rừng đốn củi chặt cây làm nhà, xẻ cây lấy gỗ...
Vì không đủ sức khỏe làm thợ sơn tràng và lấy vợ sơn nữ dệt bức tranh chồng đi rừng lấy củi săn thú, vợ dệt vải như trong cổ tích và cũng không bước qua được lời nguyền của các thôn nữ:
"Ai ơi chớ lấy thợ cưa
Cơm ngày hai bữa dái đưa đùng đèng".
Thế nên y đành bỏ làng Chiềng ra đi........